Chào Luật sư, khung đường chạy qua xã tôi hiện nay đã vị hư hỏng khá nghiêm trọng do xe chở quá tải. Vậy luật sư cho tôi hỏi Lỗi quá tải có bị treo bằng không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Lỗi quá tải có bị treo bằng không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Xe quá tải cả lái xe và chủ xe đều bị phạt
Xe quá tải là cách nói ngắn gọn của xe quá trọng tải. Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Trọng tải của xe được công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe.
Không giống như nhiều lỗi khác trong Nghị định 100 năm 2019, “ai làm nấy chịu”, đối với lỗi xe ô tô chở hàng vượt trọng tải chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm song song với người tài xế điều khiển phương tiện.
Việc xử phạt xe vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) được dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Người có thẩm quyền sẽ xem xét Giấy chứng nhận này để có căn cứ ra quyết định xử phạt xe quá tải.
Lỗi quá tải có bị treo bằng không?
Căn cứ Điểm a Khoản 5; Điểm a Khoản 9; Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;”
9.Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, theo quy định trên, hành vi điều khiển xe chở hàng quá trọng tải 42% thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ngoài ra thì người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử bổ sung là tước quyền sử Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng..
Trường hợp bạn là người điều khiển phương tiện của công ty và có chở hàng quá trọng tải thiết kế 42% thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng ngoài ra buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.
Như vậy bạn sẽ bị treo bằng khi chở hàng quá trọng tải thiết kế 42%.
Ngoài ra, công ty của bạn cũng sẽ bị xử phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng với lỗi giao xe quá tải cho người khác điều khiển theo quy định tại Điểm b Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Mức xử phạt xe quá tải là bao nhiêu?
Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
– Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau;
“- Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.
– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Lỗi quá tải có bị treo bằng không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Công ty yêu cầu bạn điều khiển xe tải vượt trọng tải 35%; tuy nhiên lỗi này phạt cả người điều khiển và chủ phương tiện vì vậy cả bạn và công ty đều bị xử phạt
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về Giải thích từ ngữ như sau:
“9. Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.”
Theo đó, xe vượt quá trọng tải được hiểu là xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm xe).
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 10 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;”
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm”.
Theo quy định trên thì nếu bạn chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép trên 10% sẽ bị xử phạt. Mặc dù bạn thực điều khiển xe quá trọng tải 19% là do chỉ đạo của cấp trên nhưng bạn vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể bạn sẽ bị áp dụng mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; buộc phải hạ phần hàng quá tải; dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.