Tình trạng người vi phạm giao thông đương bộ đang diễn ra rất phổ biến hiện nay. Có rất nhiều hành vi vi phạm như chở quá số người quy định, không đôi mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhiều người cứ nhầm tưởng rằng chỉ cần người cứ nhầm tưởng rằng chỉ cần người điều khiển phương tiện giao thông thì mới cần đội mũ bảo hiểm. Chính vì vậy, trên thực tế người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm nên dẫn đến bị xử phạt hành chính. Cùng Luật sư X tìm hiểu về “Lỗi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?” qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Lỗi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm
Người ngồi sau phương tiện giao thông không thực hiện hành vi điều khiển phương tiện giao thông luôn có lỗi khi không đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ quy định tại Luật giao thông đường bộ thì Người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô hay xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm và thêm điều kiện là phải cài quai đúng quy cách.
Như vậy, lỗi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm là lỗi hành chính cố ý. Do đó, khi tham gia giao thông mà người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường?
Việc đội mũ bảo hiểm được quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”
Như vậy, không chỉ người điều khiển xe máy mà người ngồi sau xe máy cũng phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Hành vi không đội mũ bảo hiểm của người ngồi sau xe là hành vi vi phạm pháp luật.
Người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm b khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
…
6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
…”
Như vậy, người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi thàm gia giao thông đường bộ sẽ bị phạt lên đến 600.000 đồng. Việc công an xử phạt bạn 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm như vậy là đúng với quy định của pháp luật.
Người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm có bị hốt xe máy hay tước bằng lái xe không?
Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
…
2. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
…”
Như vậy trong trường hợp này sẽ bạn sẽ không bị tước bằng lái xe hay bị tạm giữ xe máy.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ ly hôn đơn phương đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Lỗi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về vấn đề công ty tạm ngừng kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Đi xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần xử lý ra sao?
- Đỗ xe ô tô ở gầm cầu vượt bị xử phạt như thế nào?
- Tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để tài xế xe khác biết khi buộc phải dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, quay đầu xe trên đường cao tốc. Mức phạt tăng từ 6 – 8 triệu đồng lên 10 – 12 triệu đồng; tước bằng lái xe 2 – 4 tháng.
Căn cứ vào điểm b Khoản 4 Điều 6 Luật giao thông đường bộ 2008
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;