Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thười bình thì Nhà nước luôn có 1 ví trí vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn xã hội. Đặc biệt, trong thời kỳ đầy biến động của thế giới ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề hơn, các vấn đề về mặt chính trị, quân sự, lạm phát và cùng nhiều dịch bệnh. Cụ thể chúng ta có thể thấy khi bùng dịch covid 19 nhà nước ta đã có những chính sách và chủ trương đúng đắn để vượt qua cuộc đại dịch. Thế nhưng, không phải ai trong bất kỳ chúng ta đều có thể thấy và hiểu hết được tất cả các vai trò cũng như lợi ích mà nhà nước đem lại. Vậy thì Lợi ích Nhà nước là gì? Nhà nước có vị trí vai trò ra sao? Nhiệm vụ chính của nhà nước cụ thể như thế nào? Để giải trả lời cho câu hỏi: Lợi ích Nhà nước là gì? Cụ thể ra sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X để làm rõ vấn đề nhé!
Khái niệm Nhà nước là gì?
Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn xuất phát từ thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại, bao gồm các tư tưởng tích cực, tiến bộ về nhà nước pháp quyền, tổ chức nhà nước và kinh nghiệm áp dụng các học thuyết đó của các nước trên thế giới để đưa vào thử nghiệm và từng bước xây dựng, hoàn thiện ở Việt Nam. Đây là quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc, không sao chép, rập khuôn, giáo điều mà luôn luôn sáng tạo để vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, từ sau Đại hội VI của Đảng (1986) đến nay, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, phản ánh quá trình nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, với quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhà nước
Với việc được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp, Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.
Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
Vì vậy, có thể nói, trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đó là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực ấy.
Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. Nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.
Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân.
Nhà nước nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác. Nhà nước có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm cho Nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất.
Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng có của Nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị, xã hội khác, chúng quy định vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hiện nay, việc tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Lợi ích Nhà nước là gì?
Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. Nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.
Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân.
Nhà nước nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác. Nhà nước có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm cho Nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất.
Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng có của Nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị, xã hội khác, chúng quy định vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hiện nay, việc tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Phân loại chức năng nhà nước?
Trong khoa học pháp lí hiện nay có nhiều cách phân loại chức năng của nhà nước:
Căn cứ vào phạm vỉ hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại:
– Các chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Các chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
Căn cứ vào hoạt động của nhậ nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội là một chức năng của nhà nước. Chẳng hạn:
– Chức năng kinh tế: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng này nhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.
– Chức năng xã hội: Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lí các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việc làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai… Đây là các hoạt động góp phần củng cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn và hài hoà của toàn xã hội.
– Chức năng trấn áp: Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.
– Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: Đây là chức năng đặc trưng của các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước. Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác.
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội: Đây là chức năng của các nhà nước nói chung. Thực hiện chức năng này, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
– Chức năng bảo vệ đất nước: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Trước đây, nhiều nhà nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiều nhà nước vẫn tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với nước khác. Trong điều kiện đó, các nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến nanh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.
– Chức năng quan hệ với các nước khác: Các nhà nước thực hiện chức năng này nhằm thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… với các quốc gia khác để trước hết phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục… trong nước, qua đó có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.
Ngoài các cách phân loại nêu trên, chức năng nhà nước còn có thể được phân loại theo những căn cứ khác. Chẳng hạn, dựa vào bản chất của nhà nưóc, chức năng của nhà nước được phân chia thành các chức năng thể hiện tính giai cấp và các chức năng thể hiện tính xã hội; dựa vào mục đích thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng cai trị và chức năng phục vụ; dựa vào hình thức thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng lập pháp, chức năng hành pháp, chức năng tư pháp…
Mời bạn xem thêm:
- Quy định xác định lại mục đích sử dụng đất năm 2022 như thế nào?
- Hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng được không?
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến: “Lợi ích Nhà nước là gì?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.101.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt, nên so với các tổ chức khác, Nhà nước có các dấu hiệu đặc trưng, cơ bản sau:
+ Phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ không phụ thuộc vào giai cấp, dân tộc, tôn giáo, huyết thống, địa vị xã hội, nghề nghiệp;
+ Có bộ máy quyền lực công với sức mạnh cưỡng chế bao gồm quân đội, cảnh sát, Toà án và một đội ngũ công chức chuyên nghiệp làm nhiệm vụ cai trị, quản lí xã hội;
+ Có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của đất nước mình, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước về đối nội cũng như đối ngoại;
+ Có quyền ban hành pháp luật, những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi thành viên trong xã hội, với tư cách là một công cụ đắc lực trong cai trị, quản lí xã hội;
+ Có quyền quy định các loại thuế mang tính bắt buộc đối với cá nhân và tổ chức trong xã hội nhằm thiết lập nguồn tài chính nuôi bộ máy công quyền và thực hiện các chức năng của mình.
Khi của cải trong xã hội ngày càng nhiều, kéo theo đó là xuất hiện các tầng lớp giai cấp; đến một giai đoạn nhất định nào đó; các tầng lớp không thể dung hòa được với nhau và xảy ra mâu thuẫn giai cấp.
Những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa những giai cấp; đã sinh ra nhu cầu nắm giữ quyền lực để cai quản, thống trị xã hội. mâu thuẫn xã hội đòi hỏi giai cấp đó phải trở thành giai cấp thống trị và Nhà nước ra đời.
Nhà nước sinh ra và tồn tại trong một xã hội có giai cấp; nên tính giai cấp được thể hiện một cách sâu sắc nhất. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt; là công cụ để quản lý và duy trì trật tự trong xã hội; bảo vệ lợi ích cho các giai cấp đặc biệt là giai cấp thống trị; thực hiện các mục đích của giai cấp thống trị đề ra.
Nhà nước quản lí xã hội bằng cách áp đặt hệ tư tưởng của mình; là hệ tư tưởng thống trị đối với xã hội thông qua pháp luật.
Như vậy có thể hiểu bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị.
Nhà nước rất quan trọng, nó là công cụ để quản lý và duy trì trật tự trong xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả các giai cấp xã hội.