Việc tham gia bảo hiểm y tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc tham gia chế độ này sẽ giúp chi trả một phần hay toàn bộ chi phí cho đối tượng tham gia khi họ khám chữa bệnh hay điều trị, ốm đau khi không may xảy ra tai nạn, giúp giảm bớt một phần gánh nặng kinh tế. Các đối tượng tham gia có thể là đối tượng bắt buộc hoặc có thể tự nguyện đăng ký mua bảo hiểm y tế. Hiện nay, pháp luật quy định về thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế là 5 năm liên tục, vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về lợi ích của bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì? Và quy định pháp luật có liên quan xoay quanh nội dung này tại bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế?
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Quy định bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì?
Hiện hành, trên thẻ BHYT sẽ ghi nhận thông tin thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng. (Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
Cụ thể, theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH ngày 03/12/2020 thì thời điểm đủ 05 năm liên tục in từ ngày …/…/… tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục theo quy định hiện hành, cụ thể:
– Những người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục trở lên tính đến ngày 01/01/2015 thì in từ ngày 01/01/2015.
– Từ ngày 01/01/2015 trở đi, những người tham gia BHYT chưa đủ hoặc bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì in từ ngày đầu tiên của năm thứ 6.
Như vậy, BHYT 05 năm liên tục là khi một người có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên, trường hợp có gián đoạn thì tối đa không quá 03 tháng.
Điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục
Điều kiện để người bệnh được hưởng BHYT 05 năm liên tục bao gồm:
– Có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên;
– Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương ứng với 8.940.000 đồng).
Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ BHYT.
Ví dụ: Thẻ BHYT có mức hưởng 80% thì người bệnh phải đồng chi trả 20% trong tổng chi phí thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.
– Đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Lợi ích của bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì?
Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT 2008 (sửa đổi 2014):
Người bệnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu đáp ứng điều kiện tại mục 2.
Cụ thể, tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên như sau:
– Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở của người bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu đối với số tiền cùng chi trả đủ 06 tháng lương cơ sở để người bệnh có căn cứ đề nghị cơ quan BHXH xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;
– Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;
– Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 01/01, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31/12 của năm đó.
Thủ tục hưởng quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
Để đảm bảo lợi ích của mình khi đã tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục người dân cần lưu ý:
Căn cứ theo Thông báo số 2298/TB-BHXH ngày 14/11/2018, BHXH Việt Nam hướng dẫn người có đủ điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Thẻ BHYT;
- Giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao);
- Hóa đơn, chứng từ thanh toán viện phí (bản chính).
Sau khi có đủ các giấy tờ này, người lao động thực hiện nộp hồ sơ và làm thủ tục tại cơ quan BHXH tại địa phương nơi người dân đăng ký tham gia BHYT để được hỗ trợ giải quyết.
Để đảm bảo quyền và lợi ích cho người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục các cán bộ, công nhân viên tại nơi làm giấy tờ hưởng BHXH và người bệnh cần kiểm tra kỹ thời điểm tham gia BHXH liên tục ghi trên thẻ BHYT. Từ đó xác định mức hưởng BHYT và có tính toán cho phù hợp.
Cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện online
Việc đăng ký mua bảo hiểm y tế online giúp người dân chủ động hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức chỉ với một thiết bị có kết nối internet và một tài khoản trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc Gia theo đường link: https://www.dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Tiếp theo bạn nhấn vào mục Đăng ký trên góc phải giao diện Web (nếu chưa có tài khoản) hoặc nhấn vào Đăng nhập (nếu có).
Bước 3: Sau khi nhấn Đăng ký bạn sẽ được chuyển qua giao diện chọn lựa phương thức đăng ký.
Bước 4: Sau đó bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin.
Bước 5: Tiến hành cài đặt mật khẩu để có thể đăng nhập và theo dõi thông tin bảo hiểm y tế của mình.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giải mã ý nghĩa chữ số trên thẻ Bảo hiểm y tế
- Thời gian gia hạn bảo hiểm y tế bao lâu có hiệu lực
- Phương thức và mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Lợi ích của bảo hiểm y tế 5 năm liên tục chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lợi ích của bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về muốn ly hôn nhanh nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
– Ô đầu tiên ký hiệu bằng chữ là mã đối tượng tham gia BHYT
Ví dụ chữ GD là nhóm hộ gia đình
TE là trẻ em dưới 6 tuổi
HS là nhóm học sinh
SV là nhóm sinh viên
– Mã quyền lợi là ô tiếp theo được ký hiệu từ số 1 đến 5
Trong đó, số 4 được hưởng 80% chi phí KCB
Số 3 95% chi phí KCB
Số 1,2,5 được hưởng 100% chi phí và một số quy định KCB khác tùy thuộc nhóm đối tượng
– Mã tỉnh thành được ký hiệu tư 1 cho đến 99
Ví dụ Hà Nội là 01, thành phố Hồ Chí Minh là 79
– Còn 10 chữ số cuối cùng là mã số Bảo hiểm xã hội
Thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương đương với số tiền đóng BHYT, trường hợp chậm đóng thẻ BHYT từ 30 ngày trở lên thì thẻ sẽ hết hạn.
Kể từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế đang dùng hết hạn; trong vòng 10 ngày, người tham gia bảo hiểm y tế phải tiến hành làm thủ tục gia hạn thẻ BHYT để nhận được những ưu đãi dành cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ đủ 05 năm trở lên.
Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”