Việc thực hiện các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân (quy định tại Hiến pháp 2013) phải đảm bảo theo khuôn khổ quy định của pháp luật. Vậy như thế nào là quyền tự do dân chủ? Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước bị xử lý ra sao? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Thế nào là tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước?
Theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015 tội danh trên được quy định như sau:
Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được coi là phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Các hành vi vi phạm có thể là những hành vi sau:
Hành vi lợi dụng các quyền về tự do ngôn luận; tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp; lập hội và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm đến các lợi ích (về kinh tế, chính trị…) của Nhà nước; các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước bị xử lý ra sao?
Theo điều 331, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm.
Cấu thành tội phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Các yếu tố cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ:
Mặt khách quan
Về hành vi
Có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm các lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Lợi dụng các quyền tự do dân chủ được thể hiện qua việc sử dụng các quyền đó để thực hiện hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Khách thể
Về đối tượng bị xâm phạm gồm:
Các lợi ích của Nhà nước gồm lợi ích về chính trị, về kinh tế và lợi ích trên các lĩnh vực khác.
Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; công dân bao gồm các quyền, lợi ích hợp pháp về chính trị, về kinh tế, về dân sự… được pháp luật thừa nhận và bảo hộ (như quyền tự do kinh doanh, quyển thừa kế…)
Hành vi này xâm hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có đủ khả năng lực trách nhiệm hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Sao kê tài khoản từ thiện có bắt buộc phải thực hiện không?
- Muốn tố cáo người bôi nhọ danh dự mình phải làm như thế nào
- Dùng nick ảo vu khống trên facebook, phạt đến 3 năm tù
- Kể lại giấc mơ xấu về người khác có bị coi là vu khống họ không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước bị xử lý ra sao?” Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 áp dụng trong trường hợp:
Áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng định khung.
Khoản 2 áp dụng khi:
Trường hợp người phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hiện các ngân hàng không quy định về việc khách hàng chỉ được yêu cầu in sao kê bao nhiêu bản. Hay bao nhiêu lần. Chi phí in sao kê phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Thường phổ biến 2.000-5.000 đồng/trang. Có thể miễn phí toàn bộ cho khách hàng VIP.
Theo đó, trường hợp để bị lộ các thông tin sao kê ra bên ngoài mà không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép. Khoản 4, Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP với hành vi để lộ thông tin khách hàng. Cá nhân có thể bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng; đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt với mức phạt gấp đôi. Ngoài ra , đối với cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 291 Bộ luật hình sự 2015. Với tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa thông tin về tài khoản ngân hàng. Khung hình phạt cao nhất lên tới 7 năm tù.