“Xin chào luật sư. Hôm trước tôi có lỡ đi nhầm vào làn thu phí ETC. Do đi nhầm nên lúc qua trạm thu phí tôi đã không dừng lại. Vậy tôi có bị xử phạt không? Theo quy định pháp luật hiện nay, lỗi đi vào làn thu phí không dừng phạt bao nhiêu tiền? Tôi cần lưu ý những lỗi thường gặp nào khi đi qua trạm thu phí? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Làn thu phí ETC là gì?
ETC (Electronic Toll Collection) là làn thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện khi di chuyển qua và trừ tiền vào tài khoản đã tích hợp. Trạm thu phí không dừng được bố trí trên các trục đường quốc lộ cao tốc cho phép người lái đi thẳng, tiền sẽ tự động trừ thẳng vào tài khoản giao thông.
Thu phí ETC đem lại nhiều lợi ích gồm: Tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông; giảm ùn tắc, đặc biệt là giờ cao điểm; giảm ô nhiễm môi trường; tránh thất thoát và tiết kiệm các loại chi phí cho nhà đầu tư BOT (chi phí in vé, chi phí nhân sự, chi phí bảo trì)…
Hiện nay, 112 trạm thu phí trong cả nước đã áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng. Theo đó, chủ phương tiện chỉ cần sử dụng duy nhất 1 thẻ đầu cuối để lưu thông qua tất cả các trạm yêu cầu thu phí không dừng.
Lỗi đi vào làn thu phí không dừng phạt bao nhiêu tiền?
Mặc dù các trạm thu phí ETC đều có biển chỉ dẫn tín hiệu, vạch kẻ riêng và hướng dẫn cụ thể nhưng một số người điều khiển phương tiện vẫn đi nhầm vào các làn này.
Điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định rõ mức phạt với lỗi đi vào làn ETC, cụ thể như sau:
Phạt tiền 1 – 2 triệu đồng với lái xe ô tô điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí. Đó là các xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc có gắn thẻ đầu cuối nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi đi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng trong trường hợp điều khiển xe lưu thông nhầm vào làn thu phí ETC gây tai nạn giao thông (Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Những lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí
Khi đi qua trạm thu phí ETC, tài xế rất dễ mắc một trong các lỗi sau dẫn đến việc bị xử phạt vi phạm hành chính:
Một là, ô tô đi vào làn xe máy để “né” trạm thu phí
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt theo 03 lỗi sau:
- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt 200.000 – 400.000 đồng (căn cứ điểm a khoản 1);
- Người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt 03 – 05 triệu đồng (căn cứ điểm đ khoản 5);
- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: Phạt 03 – 05 triệu đồng (căn cứ điểm b khoản 5).
Bên cạnh đó, tại khoản 11 Điều này cũng quy định, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng, đặc biệt, nếu gây tai nạn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
Hai là, xe không dán thẻ thu phí nhưng đi vào làn thu phí tự động
Hành vi này sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019. Theo đó, người điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bên cạnh mức phạt tiền nêu trên, tài xế còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
Ba là, dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí
Tại các trạm thu phí có biển báo “Cấm dừng xe quá 05 phút”. Trường hợp dừng xe quá thời gian trên, tài xế có thể bị xử phạt hành chính theo một trong các lỗi sau:
- Phạt 01 – 02 triệu đồng: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông (điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019);
- Phạt 03 – 05 triệu đồng: Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông (điểm b khoản 5 Nghị định 100/2019).
Cũng lưu ý trường hợp người điều khiển xe ô tô cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Ðiều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Bốn là, không đảm bảo khoảng cách giữa các xe
Tùy từng trạm thu phí mà khoảng cách đặt ra sẽ là khác nhau, thông thường là 3m hoặc 8m. Nếu đã có biển báo này mà tài xế không thực hiện đúng sẽ bị phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng về hành vi không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” tại điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019.
Có thể bạn quan tâm
- Xả trạm thu phí dịp Tết 2022
- Cách nộp phạt giao thông qua ngân hàng nhanh
- Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô khi hết hạn theo quy định mới
- Mọi hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Lỗi đi vào làn thu phí không dừng phạt bao nhiêu tiền?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khi đi vào làn ETC phương tiện cần lưu ý như sau:
– Xe ô tô phải được dán thẻ thu phí không dừng ETC
– Đảm bảo tài khoản phải có đủ số dư để thanh toán
– Tốc độ di chuyển dưới 40km/h
– Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Bộ Giao thông vận tải quy định mỗi phương tiện chỉ được đăng ký dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ là Etag hoặc ePass. Trường hợp chủ xe cố tình dán hai thẻ của hai nhà cung cấp dịch vụ thì sẽ xảy ra tình trạng lỗi khi di chuyển qua trạm.
Số dư tối thiểu trong tài khoản của chủ xe là 50% phí của chặng dài nhất của xe loại 1 của từng tuyến cao tốc. Lý do cho quyết định trên được văn bản giải thích để giúp các phương tiện cũng như chủ xe dễ dàng lưu thông qua trạm, đồng thời, tránh gây ùn tắc tại các điểm thu phí.