Lối đi chung là lối đi thường thấy ở những nơi đất chật người đông. Có rất nhiều vụ tranh chấp xảy ra liên quan đến lối đi chung ví dụ như lấn chiếm lối đi chung, yêu cầu mở lối đi chung, kích thước của lối đi chung,… Nhiều người tỏ ra bất mãn khi phải đem một phần đất của mình ra làm lối đi chung, cũng có nhiều người bất mãn vì những nhà xung quanh không chịu mở lối đi chung, hãy lối đi chung quá nhỏ không thể đi lại thuận tiện. Vậy để có thể cho phương tiện đi lại thuận tiện thì lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét. Để hiểu rõ hơn về vấn đề Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét theo quy định hiện hành, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT
- Nghị định 16/2022/NĐ-CP
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Lối đi chung là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định hay giải thích như thế nào là lối đi chung. Bên cạnh đó, nguồn gốc lối đi chung cũng có sự khác nhau nhất định, có thể kể đến một số trường hợp phổ biến như sau:
(1) Lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.
(2) Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua).
(3) Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung).
Mặc dù nguồn gốc, thời gian hình thành có thể khác nhau nhưng nhìn chung lối đi chung vẫn được hiểu theo trường hợp phổ biến nhất, đó là:
Lối đi chung được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng.
Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?
Pháp luật hiện nay không có quy định về kích thước tối thiểu hay tối đa của lối đi chung. Bởi trên thực tế thì các trường hợp cần mở lối đi chung rất đa dạng, vì vậy việc đặt ra một kích thước cụ thể sẽ gây khó khăn khi áp dụng và không đảm bảo được quyền lợi cho các bên.
Tuy vậy, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi sẽ do các bên thỏa thuận. Việc thỏa thuận cần bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên, trường hợp xảy ra tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong và lối đi này phải đảm bảo có mặt cắt ngang tối thiểu theo quy định của từng địa phương.
Như vậy, pháp luật không có quy định về kích thước cụ thể của lối đi chung là bao nhiêu mét, việc xác định kích thước sẽ do các bên tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định kích thước cho lối đi sao cho đi lại thuận tiện và ít gây phiền hà cho các bên.
Lối đi chung thể hiện trong sổ đỏ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
“Điều 12. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận
1. Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:
a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
– Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
– Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
– Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
– Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT.”
Theo đó, Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin bao gồm:
– Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
– Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Như vậy, lối đi chung được thể hiện trên Sổ đỏ bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Xử lý hành vi lấn chiếm lối đi chung thế nào?
Tùy thuộc vào từng hành vi lấn chiếm, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt theo các mức phạt khác nhau, gồm:
– Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau (Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP):
- Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 100 – 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 180 – 200 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau (Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP):
+ Phạt tiền từ 100 – 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200 – 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng;
- Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
+ Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng đối với cá nhân, từ 01 – 02 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
- Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
+ Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng đối với cá nhân, từ 04 – 06 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
- Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông…
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét theo quy định năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu hợp đồng xây nhà. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung năm 2023
- Mẫu đơn xác nhận đường đi chung, lối đi chung mới năm 2023
- Thủ tục xác nhận lối đi chung như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 248.Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.“
Như vậy, nguyên tắc sử dụng lối đi chung phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
– Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Theo khoản 2 Điều 43, khoản 4 Điều 144 và Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định thửa đất ở đề nghị tách thửa để chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đã có sổ đỏ, quyền sử dụng đất/quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
– Đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Đất thuộc trường hợp không có tranh chấp;
– Đáp ứng các điều kiện tách thửa tại địa phương.
Theo đó, tại các địa phương sẽ quy định điều kiện tách thửa bao gồm: Diện tích tối thiểu, kích thước tối thiểu, các trường hợp không được tách thửa đất, tách thửa đất mà chưa có lối đi thì phải giành một phần diện tích làm lối đi, tách thửa ở những nơi đã có quy hoạch.
Như vậy, việc tách thửa đất có lối đi chung sẽ được thực hiện khi đáp ứng đủ điều kiện nêu trên.