Hiện nay, quảng cáo là một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động tiếp cận khách hàng của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nào cũng được phép quảng cáo. Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về loại hàng hóa bị cấm quảng cáo.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Quảng cáo là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 sửa đổi 2018; quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Quảng cáo có vai trò quan trọng trong tiếp thị phân phối sản phẩm đến tay người dùng; giúp người tiêu dùng nhận biết được chức năng, lợi ích công dụng của sản phẩm; thương hiệu, giá cả, địa điểm mua bán sản phẩm…qua đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, khai thác được thị trường đó một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, quảng cáo thương mại cũng giúp duy trì thương hiệu doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh; âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.
Căn cứ Điều 7 Luật quảng cáo 2012 sửa đổi 2018; quy định các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
+ Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Thuốc lá.
+ Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
+ Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
+ Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng; hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
+ Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
+ Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao; và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
+ Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP; quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo.
- Theo đó, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Quảng cáo thuốc lá;
+ Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
+ Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
+ Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
+ Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
- Đặc biệt, phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
+ Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
+ Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo vi phạm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Quảng cáo sai sự thật xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?
- Quảng cáo trên ti vi được phát tối đa bao nhiêu phút?
- Thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm mới năm 2021
- Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Câu hỏi thường gặp
Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
Người quảng cáo có các quyền sau:
+ Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
+ Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
+ Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
+ Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Phương tiện quảng cáo bao gồm:
+ Báo chí.
+ Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
+ Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
+ Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
+ Phương tiện giao thông.
+ Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao.
+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
+ Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.