Xin chào Luật sư, tôi năm nay 30 tuổi, sắp tới tôi có thi công chức và có mong muốn được vào làm việc trong Nhà nước. Tôi nghe họ hàng tôi có nói khi vào làm trong Nhà nước phải đảm bảo giữ gìn tuyệt đối bí mật Nhà nước, không được tiết lộ bất cứ thông tin mật nào ra ngoài. Về vấn đề này, tôi vẫn chưa tìm hiểu rõ lắm, luật sư có thể cho tôi biết thế nào được coi là bí mật nhà nước và những thông tin liên quan đến bí mật nhà nước không? Tôi rất mong có thể nhận được sự tư vấn của Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Lộ bí mật nhà nước là gì?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X như sau:
Căn cứ pháp lý:
Bí mật nhà nước là gì?
Bí mật nhà nước là Những tin về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho nhà nước.
Là những tin tức về vụ việc, tài liệu, số liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bí mật nhà nước có loại tuyệt mật và loại mật theo danh sách do những người đứng đầu các cơ quan nhà nước cấp trung ương, các chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương quy định.
Người làm lộ bí mật nhà nước hoặc vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc bị xử lý về hình sự.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vê bí mật nhà nước 2018 quy định:
” Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước”.
Như vậy, theo khái niệm trên những thông tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói hoặc các dạng khác có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng, đối ngoại, kinh tế, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố. BMNN khi bị tiết lộ, công khai rất có thể gây nguy hại cho Nhà nước, tổ chức.
Danh mục tài liệu bí mật nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại điều 9. Ban hành danh mục bí mật nhà nước Luật bảo vệ bí mật nhà nước quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.
2. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;
c) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị – xã hội;
d) Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;
e) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Người lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Công an để thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Hồ sơ gửi Bộ Công an bao gồm văn bản trình Thủ tướng Chính phủ; dự thảo quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước; báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bản sao ý kiến tham gia.
Văn bản thẩm định của Bộ Công an phải gửi đến người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4. Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Công an, người lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước
– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
– Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
(Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
Tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
– Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
– Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
– Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
– Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
– Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
– Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
– Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
– Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Lộ bí mật nhà nước là gì?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo vệ bí mật nhà nước
- Quyết định số 34/2021/QĐ-UBND về quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Làm lộ bí mật Nhà nước bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định pháp luật?
Câu hỏi thường gặp:
Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 337, 338 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, đó là: Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Bí mật nhà nước độ Tối mật, Bí mật nhà nước độ Mật.
– Thời hạn giải mật bí mật nhà nước được giới hạn trong một Khoảng thời gian nhất định căn cứ vào yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích của quốc gia, dân tộc, cụ thể: 40 năm đối với bí mật nhà nước độ tuyệt mật, 30 năm đối với bí mật nhà nước độ tối mật, 20 năm đối với bí mật nhà nước độ mật.
– Thời hạn giải mật bí mật nhà nước được tính từ ngày ban hành, tạo ra bí mật nhà nước.