Xin chào Luật sư. Tôi là Anh, tôi có người bạn đang chấp hành án phạt trong tù. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Bạn be có được thăm phạm nhân không? Có được gửi thư cho phạm nhân không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Bạn be có được thăm phạm nhân không?
Về một trong những quyền của phạm nhân, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định:
“đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;“
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định về thân nhân được gặp phạm nhân gồm:
– Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
Theo quy định thì mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.
Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này quy định rõ, nếu đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những giấy tờ cá nhân gồm:
Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên có thể thấy, bạn bè có thể được thăm phạm nhân, tuy nhiên phải có đề nghị bằng văn bản và được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.
Có được gửi thư cho phạm nhân không?
Theo Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BCA thì phạm nhân được nhận, gửi thư qua dịch vụ bưu chính và khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải chỉ đạo kiểm tra, kiểm duyệt thư phạm nhân gửi và nhận, nếu xét thấy nội dung không phù hợp với công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân thì lập biên bản thu giữ.
Tuy nhiên, trong trường hợp phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân được bố trí giam giữ riêng hoặc đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể hạn chế việc phạm nhân nhận, gửi thư nhưng không quá 03 tháng. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế nhận, gửi thư cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
Về việc gửi thư cho người thân của phạm nhân theo khoản Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định: Mỗi tháng phạm nhân được gửi 02 lá thư. Việc kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận được thực hiện bởi Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Phạm nhân sẽ chi trả chi phí cho việc liên lạc của mình.
Làm thế nào để được vào thăm phạm nhân?
Thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác được quy định tại Điều 5 Thông tư 14, theo đó:
Đối với thân nhân
- Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có số hoặc không có tên trong sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.
- Có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 như sau:
- Thân nhân của phạm nhân đến gặp phạm nhân phải mang theo sổ thăm gặp hoặc đơn xin gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
- Đối với phạm nhân là người nước ngoài, trường hợp thân nhân là người nước ngoài thì phải có đơn xin gặp gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự, đơn phải viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc.
- Trường hợp thân nhân là người Việt Nam thì đơn xin gặp phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm tá lời người có đơn; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng thời hạn trả lời không quá 30 ngày.
Đối với người không phải thân nhân
- Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận)
- Có một trong những giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Liệu Bạn be có được thăm phạm nhân không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, trích lục hồ sơ nguồn gốc đất, của Luật sư , hãy liên hệ: : 0833102102.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân tại trại giam mới
- Đối tượng thi hành án hình sự theo pháp luật?
- Thời hạn điều tra khi tách vụ án hình sự
Các câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 50 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân được quy định như sau:
– Phạm nhân được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án.
Mỗi phân trại của trại giam có thư viện, khu vui chơi, sân thể thao, được trang bị một hệ thống truyền thanh nội bộ, mỗi buồng giam tập thể được trang bị 01 ti vi.
– Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình của phạm nhân được thực hiện theo nội quy trại giam.
– Phạm nhân theo tôn giáo được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Căn cứ Điều 53 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì thủ tục thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự được quy định như sau:
– Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài có yêu cầu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân mang quốc tịch nước mình đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm:
a) Tên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự gửi văn bản;
b) Họ, tên, quốc tịch phạm nhân cần thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
c) Trại giam nơi phạm nhân đang chấp hành án;
d) Họ, tên, chức vụ của những người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Họ, tên người phiên dịch.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài đã đề nghị liên hệ với cơ quan quản lý thi hành án hình sự có thẩm quyền cấp giấy giới thiệu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân được quy định tại Điều 49 Luật thi hành án hình sự 2019: Phạm nhân được cấp quần áo theo mẫu thống nhất, khăn mặt, chăn, chiếu, màn, dép, mũ hoặc nón, xà phòng, kem và bàn chải đánh răng; phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ. Phạm nhân tham gia lao động được cấp thêm quần áo để lao động và căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể được cấp dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.