Quân đội là ngành rất đặc thù, vì vậy khi kết hôn với quân nhân, mỗi đơn vị sẽ có những quy định nội bộ về điều kiện kết hôn. Khi có ý định kết hôn với sĩ quan quân đội, bên trai/gái cần chủ động tìm hiểu các quy định nội bộ của ngành và xin hướng dẫn về thủ tục kết hôn từ cán bộ đơn vị của người yêu để đảm bảo hai người được đăng ký kết hôn.
Cùng Luật sư X tìm hiểu về các thủ tục khi lấy chồng là quân nhân qua bài viết dưới đây.
Lấy chồng là quân nhân làm thủ tục gì?
Bất kì cá nhân thuộc ngành nghề, lĩnh vực nào, kể cả kết hôn với chồng quân nhân đều cần đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kết hôn chung theo quy định tại khoản 1 điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này;
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Các hành vi bị cấm khi kết hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Đối với việc kết hôn với sỹ quan quân đội thì sẽ do nội bộ ngành quy định, hiện chưa có văn bản chính xác. Tuy nhiên, một số điều kiện cơ bản trên thực tế khi kết hôn với sỹ quan quân đội như sau:
– Về tôn giáo: Những người trong quân đội thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
– Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời: Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Trong đó những trường hợp sau sẽ không được kết hôn với sĩ quan quân đội là:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi;
– Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa ( Trung Quốc);
– Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài ( kể cả khi đã nhập quốc tịch tại Việt Nam).
Thủ tục lấy chồng quân nhân
Để thực hiện thủ tục kết hôn với chồng quân nhân chiến sĩ, sĩ quan cần chủ động nộp đơn xin tìm hiểu gửi đến phòng tổ chức cán bộ của đơn vị. Sau đó phòng này sẽ thực hiện việc thẩm tra lý lịch của bạn cũng như những người thân trong gia đình. Trường hợp đáp ứng được các điều kiện trên hai bạn có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn theo thường lệ: khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình CMND, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của thủ trưởng đơn vị (Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày xác nhận).
Ngay sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ (Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc).
Xử lý việc kết hôn với quân nhân trái pháp luật
Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
-Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
-Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Lấy chồng là quân nhân làm thủ tục gì?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ ly hôn nhanh, xin giấy phép bay flycam… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014, các bên tiến hành đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên vợ hoặc chồng
Theo quy định của nội bộ ngành, để kết hôn với người trong ngành quân đội thì cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo ngành quân đội, trường hợp bố bạn có tiền án và thuộc các trường hợp không được kết hôn với người đang làm trong ngành quân đội.
Tuy nhiên, để biết rõ trong trường hợp này có được kết hôn hay không, bạn nên hỏi lại đơn vị nơi người yêu bạn đang công tác.
Theo quy định việc thẩm tra lý lịch sẽ được tiến hành đối với bạn và cha, mẹ bạn. Trường hợp bạn đưa ra là cha, mẹ bạn đã ly hôn tuy nhiên, sự kiện ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ vợ – chồng mà không làm chấm dứt quan hệ cha – con, do đó, thẩm tra lý lịch vẫn tiến hành đối với bố của bạn dù bố mẹ bạn đã ly hôn.