Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay ba tôi có lập di chúc. Trong nội dung di chúc thể hiện rõ các con được hưởng phần di sản thế nào. Tuy nhiên, bố tôi có điều kiện rằng đất đai được hưởng thừa kế sẽ không được bán đi. Nếu như người nhận được di sản muốn bán thì sẽ trích toàn bộ phần di sản đó cho tổ chức từ thiện. Lập di chúc nhưng không cho bán di sản thì có được không? Luật quy định vấn đề này như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư. Về vấn đề “Lập di chúc nhưng không cho bán di sản thì có được không?”, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về di chúc
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được định nghĩa như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Với quy định này, di chúc phải có các yếu tố sau:
+ Thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;
+ Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;
+ Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Như thế nào được xem là di chúc hợp pháp?
Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện di chúc hợp pháp như sau:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
Như vậy, di chúc hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Nếu trong di chúc, bố chồng bạn có nêu: Người cháu nhận thừa kế 300m2 đất không được chuyển nhượng thì nội dung này không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Do đó, di chúc vẫn được xem là hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện còn lại nêu trên.
Lập di chúc nhưng không cho bán di sản thì có được không?
Trường hợp 1:
Trong di chúc bố chồng bạn nêu rõ mảnh đất được dùng vào việc thờ cúng và con bạn được chỉ định là người quản lý thì mảnh đất này không được chia thừa kế và con bạn không được chuyển nhượng một phần đất là di sản thờ cúng này.
Xem quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản trong trường hợp này được quy định tại Điều 617 và Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp 2:
Nếu trong di chúc, bố bạn không nêu rõ mảnh đất đó sử dụng vào việc thờ cúng mà chỉ có ý nguyện rằng con bạn (là người thừa kế mảnh đất) không được chuyển nhượng thì nội dung này chỉ thể hiện nguyện vọng của người để lại di chúc.
Theo quy định pháp luật, sau khi người để lại di sản mất, người thừa kế có quyền làm thủ tục để đăng ký sang tên quyền sử dụng đất mà họ được nhận theo di chúc. Khi đã trở thành chủ sử dụng đất, người này sẽ có các quyền đối với đất theo quy định pháp luật về đất đai, trong đó có quyền chuyển nhượng.
Do trên thực tế khó kiếm soát việc những người thừa kế thực hiện theo đúng ý nguyện của người lập di chúc; nên khi bố bạn mất, con bạn có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và đăng ký sang tên. Sau khi đã trở thành chủ sử dụng đất, con bạn có quyền chuyển nhượng mảnh đất này.
Di chúc để lại nhà đất với điều kiện được ở nhưng không được bán có được không?
Một di chúc đáp ứng đủ các yếu tố nêu trên và có nội dung để lại nhà đất với điều kiện được ở nhưng không được bán thì có thể được thực hiện theo 02 cách sau:
+ Cách 1: Dùng căn nhà làm di sản dùng vào việc thờ cúng.
Theo khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền “dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng”. Như vậy, pháp luật cho phép một người dùng phần tài sản của mình làm di sản thờ cúng.
Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
Như vậy, để ngăn chặn việc chuyển nhượng căn nhà, trong di chúc cần nêu rõ việc dùng căn nhà này để thờ cúng và giao cho người thừa kế quản lý. Theo đó, căn nhà là di sản dùng vào việc thờ cúng này không thể phân chia, người thừa kế được chỉ định quản lý căn nhà cũng không có quyền định đoạt. Nếu không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì căn nhà đó sẽ cho người khác quản lý để thờ cúng. Đây là một cách để ràng buộc người thừa kế không được chuyển nhượng tài sản.
+ Cách 2: Viết nguyện vọng không được chuyển nhượng căn nhà vào di chúc.
Theo khoản 4 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền “giao nghĩa vụ cho người thừa kế”. Như vậy, nghĩa vụ của người thừa kế được giao trong trường hợp này là không được chuyển nhượng căn nhà.
Về cách này thì sẽ rất khó để kiểm soát việc người thừa kế có thực hiện theo đúng ý nguyện của người để lại di sản. Bởi theo quy định của pháp luật, người thừa kế có quyền làm thủ tục để đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà họ được nhận theo di chúc. Khi đã trở thành chủ sở hữu căn nhà, họ sẽ có toàn quyền của sở hữu theo quy định của pháp luật, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Việc bán hay không bán khối tài sản lúc này không chịu một yếu tố ràng buộc nào cả.
Do đó, để đảm bảo việc mua bán căn nhà là di sản không được diễn ra, trong di chúc cần nêu rõ nhà đất để lại sẽ được dùng vào việc thờ cúng và giao nhà đất này cho người thừa kế quản lý.
Có thể bạn quan tâm
- Mất căn cước công dân gắn chip có tìm được không?
- Trường hợp con thay cha mẹ đã chết hưởng di sản thừa kế là gì?
- Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lập di chúc nhưng không cho bán di sản thì có được không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty liên doanh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Người thành niên được quyền lập di chúc khi minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và phải lập bằng văn bản.
Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di sản nêu trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Tổ chức, cơ quan được chỉ định là người thừa kế phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.