Xin chào Luật sư X. Vợ chồng tôi sau khi kết hôn có mua một căn chung cư để sinh sống, nay tôi muốn lại phần tài sản này của tôi cho con mà không cần sự đồng ý của chồng tôi có được không? Lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Vợ hoặc chồng có được định đoạt tài sản chung?
Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung vợ chồng gồm các loại tài sản sau đây:
– Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập của vợ chồng do lao động, sản xuất, kinh doanh.
– Thu nhập từ hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng.
– Tiền thưởng, tiền trúng xổ số, tiền trợ cấp trừ các khoản về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản gắn với nhân thân của vợ, chồng.
– Quyền tài sản với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, chìm đắm, đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc… mà do vợ, chồng xác lập chung…
Với tài sản chung, vợ chồng có các quyền định đoạt, chiếm hữu cũng như sử dụng theo thoả thuận của hai vợ chồng. Nếu không có thoả thuận thì tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình cũng như thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng.
Bên cạnh đó, Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng khẳng định, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sở hữu, định đoạt tài sản chung. Theo đó, có thể thấy, với tài sản chung của vợ chồng, vợ hoặc chồng không thể lập di chúc với toàn bộ khối tài sản chung này.
Lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Theo quy định trên, bạn cùng chồng mình bình đẳng trong việc định đoạt tài sản chung là căn chung cư mà vợ chồng bạn đã mua sau khi kết hôn.
Căn cứ Điều 609 và Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho cá nhân, tổ chức, cơ quan. Tài sản được quyền lập di chúc là tài sản riêng của cá nhân đó hoặc phần tài sản mà họ được sử dụng, sở hữu trong phần tài sản chung của họ với người khác.
Do vậy, bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc riêng để lại tài sản là phần quyền sở hữu căn chung cư trong khối tài sản chung cho con của bạn.
Việc lập di chúc có thể thực hiện bằng cách lập di chúc miệng hoặc lập di chúc bằng văn bản. Trong đó:
– Di chúc miệng chỉ được lập trong trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa và không thể lập được di chúc bằng văn bản (Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu hiện tại bạn vẫn đang khỏe mạnh, minh mẫn thì không thể thực hiện lập di chúc miệng thừa kế phần tài sản này cho con của bạn;
– Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng/chứng thực.
Để di chúc của bạn lập hợp pháp thì nội dung của di chúc cần phải có các điều khoản chủ yếu được quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;
+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
+ Họ, tên người được hưởng di sản: Có thể ghi theo thông tin của giấy tờ tùy thân của họ như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú,…
+ Di sản để lại và nơi có di sản: Tại đây bạn cần mô tả chi tiết thông tin của căn hộ chung cư theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như số vào sổ cấp Giấy chứng nhận, số sổ, các thông tin cụ thể số hiệu căn chung cư, diện tích, số tầng, thuộc tòa nhà nào,…
+ Ngoài các nội dung chủ yếu trên, bạn có thể có thêm các điều khoản khác trong di chúc, chỉ cần đảm bảo các điều khoản đó không không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015).
Lưu ý: Trong di chúc bạn lập phải đảm bảo không có từ ngữ nào được viết tắt hay viết bằng ký hiệu. Di chúc có nhiều trang thì phải đánh số trang. Trường hợp di chúc mà có tẩy xóa, sửa chữa thì bạn hoặc người làm chứng di chúc của bạn phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó.
Ngoài ra, trường hợp bạn lập di chúc có công chứng/chứng thực thì cần thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Công chứng 2014 và Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, bạn có quyền lập di chúc đối với phần quyền sở hữu căn hộ chung cư của mình trong khối tài sản chung. Bạn có thể lựa chọn một trong số các hình thức di chúc bằng văn bản nêu trên để thực hiện hoặc lập di chúc miệng trong trường hợp bạn bị đe dọa bởi cái chết và không thể lập được di chúc bằng văn bản.
Tải xuống mẫu di chúc chung của vợ chồng
Cách điền mẫu di chúc chung của vợ chồng
- Về thông tin của người lập di chúc: Cần điền đầy đủ họ và tên, ngày sinh, giấy tờ tùy thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng.
- Về thông tin tài sản được định đoạt trong di chúc: Điền thông tin tài sản chung của vợ chồng muốn định đoạt để chia thừa kế.
- Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành, … Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
- Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm…
- Về thông tin của người được hưởng di sản và phần di sản được hưởng: Người lập di chúc cần điền thông tin về nhân thân của người thừa kế, trong đó cần thiết phải nêu ra các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, cũng như phần di sản mà người đó được hưởng.
- Kết thúc bản di chúc, người lập di chúc ký và ghi rõ họ tên. Người làm chứng xác nhận về việc lập di chúc và ký, ghi rõ họ tên để làm căn cứ.
Có thể bạn quan tâm
- Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?
- Lập di chúc khi còn sống có hợp pháp không?
- Di chúc là gì? Những yêu cầu để di chúc có hiệu lực?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng năm 2022 như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục trích lục khai sinh trực tuyến, trích lục khai tử…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014 quy định về phí công chứng. Phí công chứng di chúc gồm phí công chứng di chúc, phí lưu giữ và phí cấp bản sao di chúc. Trong đó, mức phí liên quan đến công chứng di chúc được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC như sau:
– Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/di chúc.
– Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/trường hợp.
Chủ thể lập có quyền lập di chúc là những người sau đây:
Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
– Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.