Chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp: Trên thực tế, người yêu cầu công chứng giấy tờ, hợp đồng đều phải điểm chỉ (lăn tay) sau khi đã ký tên. Vậy việc điểm chỉ, lăn tay này có bắt buộc hay không và Lăn tay trong hợp đồng công chứng thì sử dụng ngón tay nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định chung của pháp luật về công chứng.
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.( Căn cứ tại khoản 1 điều 2 Luật công chứng 2014)
Lăn tay trong hợp đồng công chứng thì sử dụng ngón tay nào?
Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định tại Điều 48 Luật Công chứng 2014 (hiệu lực từ 1/1/2015) như sau: Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014, việc điểm chỉ trong công chứng được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.
– Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
– Điểm chỉ thực hiện đồng thời với việc ký: Ngoài ra, còn có một quy định khác tại khoản 3 Điều 48 đó là việc điểm chỉ có thể thực hiện đồng thời với việc ký khi Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng cũng như đảm bảo được quyền lợi cho các bên trong giao dịch: Như vậy, điểm chỉ không phải là một trường hợp bắt buộc nhưng vẫn thường xuyên được nhiều Văn phòng công chứng đặt ra để tránh tranh chấp sau này.
Tại sao thường dùng ngón trỏ để điểm chỉ?
Suy cho cùng; để định danh một cá nhân nhằm xác lập giao dịch; thì cần phải ấn định rõ những đặc điểm của cá nhân đó; cũng như những dấu vết họ để lại trong quá trình hoạt động.
Đặt trong trường hợp là tội phạm; Luật sư X tin rằng không một tội phạm nào phạm tội; mà không dùng ngón trỏ của mình. Sử dụng ngón trỏ là bản năng; là thói quen của phần lớn mọi người.
Ví dụ như cầm con dao, cầm cái thớt, bấm thang máy, gõ mổ cò bàn phím …có sự tác động rất lớn bằng ngón trỏ.
Theo nghiên cứu khoa học thì ngón trỏ cũng là ngón khéo léo, nhạy bén nhất; mặc dù không phải là ngón đầu tiên, ngón dài nhất. Chính vì sự quan trọng của ngón này nên mọi người cũng sẽ có ý thức về trách nhiệm bảo vệ tránh tổn thương không đáng có đối với ngón tay này. Ngón trỏ cũng được coi như đại diện của một người khi tranh luận bằng cách chỉ trỏ vào mặt đối tượng khác.
Việc lăn tay có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp nào?
Tại Khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014 có quy định về các trường hợp thực hiện đồng thời việc điểm chỉ và ký như sau:
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp được liệt kê trên.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời gian học đào tạo nâng cấp giấy phép lái xe từ B1 lên B2 bao lâu?
- Có được đổi biển số xe máy từ 4 chữ số thành 5 chữ số không?
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
- 50 tuổi có được làm thừa phát lại hay không?
- Công chứng viên có được tự mình công chứng di chúc của mình không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lăn tay trong hợp đồng công chứng thì sử dụng ngón tay nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam,tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Theo đó, khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.
Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ bằng ngón nào của bàn tay nào.
Việc sử dụng điểm chỉ song song với việc ký tên sẽ thêm phần chắc chắn và cũng không quá phiền toái, mọi người nên thực hiện để giảm thiểu rủi ro pháp lý không đáng có.
– Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.
– Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.
– Có hai loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.