Việc sử dụng thẻ căn cước công dân cũng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với chứng minh thư nhân dân.Trong một số trường hợp, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân có những yêu cầu nhất định. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn về vấn đề Làm thẻ căn cước khác tỉnh có được không?
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước công dân 2014
- Thông tư số 59/2021/TT-BCA
- Thông tư 60/2021/TT-BCA
- Thông tư 07/2016/TT-BCA
Làm thẻ căn cước khác tỉnh có được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014. Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền.
– Tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì chỉ được làm thẻ CCCD tại tỉnh khác trong trường hợp đổi thẻ hoặc cấp lại thẻ CCCD (Đã có thẻ CMND 12 số hoặc CCCD cũ).
Còn những trường hợp cấp mới thẻ CCCD (cấp lần đầu) thì không được làm CCCD ở tỉnh khác mà phải về nơi mình thường trú.
Làm thẻ căn cước khác tỉnh có làm được không?
Trong trường hợp bạn đã có thẻ CCCD nhưng bị mờ, hư hỏng, đến hạn đổi… Hoặc thuộc dạng cũ nhưng muốn đổi sang loại gắn chíp mới. Thì có thể đến Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi mình tạm trú để làm thủ tục
Khi làm lại thẻ CCCD, công dân cần mang các giấy tờ:
– Tờ khai Căn cước công dân;
– Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân;
– Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu như thế nào?
Thủ tục làm thẻ Căn cước công dân đã được hướng dẫn tại Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA).
Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân và xuất trình sổ hộ khẩu;
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân;
Bước 3: Cán bộ chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ CCCD theo quy định;
Bước 4: Người dân nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD và đến lấy thẻ theo lịch hẹn trên giấy.
Mức thu lệ phí cấp thẻ căn cước công dân
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải nộp lệ phí theo các mức dưới đây:
– Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí?
Theo quy định pháp luật có các trường hợp miễn lệ phí sau:
– Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
– Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
– Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí như sau:
– Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;
– Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;
– Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022
- Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vấn đề: “Làm thẻ căn cước khác tỉnh có được không?”. Để sử dụng các dịch vụ của chúng tôi như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; thủ tục tạm ngưng công ty… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.