Việc đi lại giữa các địa phương được hiến pháp quy định thành quyền tự do đi lại, tự do cư trú. Tuy nhiên, không phải bạn muốn ở đâu cũng được. Nhằm quản lý tốt dân cư, thông tin tạm trú của cá nhân; thì mỗi cá nhân khi rời khỏi địa phương cần khai báo và xin giấy tạm vắng tại địa phương đó. Sau đó, khi đến địa phương khác cư trú trong một khoảng thời gian nhất định; thì phải khai báo và đăng ký tạm trú tại địa phương đó theo quy định của pháp luật. Cùng Luật sư X tìm hiểu về “Làm tạm trú tạm vắng cần những gì?” qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Làm tạm trú tạm vắng cần những gì?
Trước khi tiến hành bất kỳ thủ tục pháp lý nào thì bạn cũng cần những hồ sơ nhất định; sau đó mới thực hiện những thủ tục tiếp theo. Thủ tục tạm trú, tạm vắng cũng vậy. Bạn cần lưu ý phải chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ và hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đầu tiên là chuẩn bị giấy tờ; tiếp theo bạn cần đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo tạm trú, tạm vắng và tiến hành thủ tục theo yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Đăng ký tạm trú tạm vắng cần những gì?
Về hồ sơ khai báo tạm vắng
– Hồ sơ khai báo tạm vắng bao gồm:
+ Phiếu khai báo tạm vắng
+ Xuất trình chứng minh nhân dân
+ Thời hạn tạm vắng do người đó tự quyết định.
Về hồ sơ đăng ký tạm trú theo quy định:
-Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
+ Bản khai nhân khẩu
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
+ 02 Ảnh 3 x 4cm
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản sao) nếu có vợ/chồng đăng ký kèm
+ Giấy khai sinh con (bảo sao) nếu có con đăng ký kèm
+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
+ Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.
Làm giấy tạm trú tạm vắng cần những gì?
Khi làm giấy tạm trú, tạm vắng thì công dân phải chuẩn bị giấy tờ đầy đủ và đi đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Đối với khai báo tạm vắng:
– Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú. Bạn đến cơ quan có thẩm quyền nơi bạn đang cư trú để tiến hành nộp hồ sơ và yêu cầu cho khai báo tạm vắng theo đúng trình tự thủ tục nhất định.
– Sau đó, cán bộ tiếp nhận sẽ xem xét hồ sơ đã đủ chưa. Nếu chưa đủ sẽ yêu cầu bạn bổ sung. Nếu đã đủ rồi thì sẽ ngay lúc đó giải quyết yêu cầu của bạn.
– Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ . Trường hợp cần xác minh, thời hạn giải quyết là 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Khoản 4 Điều 22 Thông tư 35/2014 ngày 09/9/2014).
– Lệ phí khai báo tạm vắng: Không
- Đối với thủ tục đăng ký tạm trú:
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi cư trú tạm thời của mình; công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Thủ tục đăng ký tạm trú được quy định tại Luật cư trú năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Đó là UBND cấp xã nơi bạn cư trú trong thời gian tới.
Bước 2: Xử lý yêu cầu
Trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người đăng ký tạm trú, trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho người đăng ký tạm trú. Hiện nay sổ tạm trú sắp bị khai tử và thay thể vào đó là được ghi nhận vào hệ thống dữ liệu quản lý dân cư quốc gia.
Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương. Thông thường không quá 20.000 đồng/lần đăng ký.
Bước 4: Đợi nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú.
Thời giải quyết thủ tục không quá 03 ngày làm việc. Tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Việc đăng ký tạm trú phải được thực hiện trong thời hạn nhất định, kể từ thời điểm chuyển đến địa phương đó sinh sống, làm việc, học tập, công tác. Nếu không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú đúng thời hạn thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Trường hợp không phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú mới
Trường hợp không phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú quy định tại điều 27 Luật cư trú 2020. Hiện nay có 2 tường hợp người dân không phải đăng ký tạm trú.
Thứ nhất, thuộc đối tượng đăng ký thường trú.
Thứ hai, Người đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn khác nơi đăng ký thường trú dưới 30 ngày.
Những trường hợp này sẽ thực hiện thủ tục đăng ký lưu trú theo quy định pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới theo quy định pháp luật hiện nay ra sao?
- Thủ tục hủy thẻ tạm trú cho người nước ngoài mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Làm tạm trú tạm vắng cần những gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo,…. của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Có nhiều lý do khiến bạn nên thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất. Theo tôi thì hồ sơ mới đơn giản này giúp bạn kiểm soát giấy tờ tốt hơn trước. Việc đăng ký này cũng không bị xóa đi đăng ký thường trú. Có ích trong việc làm CCCD gắn chíp tại nơi tạm trú.
Câu trả lời là không. Cơ quan có thẩm quyền chỉ tiếp nhận hồ sơ vào Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).