Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam việc lấn chiếm đất không phải là một việc quá đổi xa lạ, nhất là ở các vùng nông thôn khi diện tích đất rộng lớn, không có cột mốc rõ ràng nên việc lấn chiếm đất trở nên phổ biến. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đất ao lấn chiếm có làm được sổ đỏ không? Làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm mới năm 2022 như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đất ao lấn chiếm thuộc loại đất nào?
Theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai 2013 quy định về việc xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao như sau:
– Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.
– Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.
– Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
– Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;
- Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;
- Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
– Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.
– Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về khái niệm hành vi lấn, chiếm đất đai như sau:
– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.“
Chiếm đất: Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
- Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
- Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được, đất ao là phần đất được tính vào diện tích đất ở của các hộ gia đình và cá nhân. Và đất ao lấn chiếm được hiểu là việc một ai đó tự ý sử dụng đất ao của người khác mà không được sự cho phép của người được Nhà nước cấp quyền sử dụng.
Đất ao lấn chiếm có làm được sổ đỏ không?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Khoản 1 Điều 22: Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.
Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Khoản 5 Điều 22: Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau:
- Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương nếu đã sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương nếu đã sử dụng đất ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014;”
- Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 20 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
- Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo chế độ như quy định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của 43/2014/NĐ-CP;
- Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được trong trường hợp thông thường đất ao lấn chiếm sẽ không được cấp sổ đỏ, quy định này không áp dụng khi cấp loại đất khác như cấp sổ đỏ đất xen kẹt, đất thổ cư, đất ruộng. Đất ao lấn chiếm chỉ được cấp sổ đỏ khi và chỉ khi:
- Phần đất ao bị lấn chiếm đó không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng ổn định (tức không tranh chấp).
- Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương nếu đã sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương nếu đã sử dụng đất ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014;
- Và chỉ được áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.
Làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm mới năm 2022
Thứ nhất: Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những thứ sau:
- Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo mẫu số 04a/ĐK;
- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về tài sản gắn liền với đất;
- Các chứng từ về nghĩa vụ tài chính (như hóa đơn thuế, tiền sử dụng đất …); các văn bản liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Các giấy tờ khác.
Thứ hai: Tiến hành nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất hoặc nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nếu có nhu cầu.
Thứ ba: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất/Ủy ban nhân dân cấp xã/phường sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và gửi về cho cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp sổ đỏ.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký.
- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Thứ tư: Cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ và gửi về Văn phòng Đăng ký đất/Ủy ban nhân dân cấp xã/phường để tiến hành bàn giao lại cho bạn.
Làm sổ đỏ đất ao lấn chiếm là bao nhiêu?
Thứ nhất: Về tiền sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 45/2014/NĐ-CP được sử đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2017/NĐ-CP quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm pháp luật đất đai kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) hoặc đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nhưng nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 9 Điều 210 Luật đất đai thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất theo quy định thì được trừ số tiền đã nộp vào tiền sử dụng đất phải nộp; mức trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp.
– Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định này của loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cao nhất quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật đất đai tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai: Tiền lệ phí trước bạ.
Giá tính lệ phí trước bạ đối với sổ đỏ được tính như sau:
Giá trị đất tính lệ phí trước bạ (đồng) = Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) x Giá một mét vuông đất (đồng/m2) tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
Thứ ba, lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận (lệ phí làm bìa) do HĐND tỉnh, thành ban hành nên mức thu là khác nhau. Mức thu khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu từ 100.000 đồng trở xuống, một số tỉnh thu 120.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm mới năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định người thuê nhà cần biết để tránh rủi ro năm 2022; mẫu hợp đồng cho thuê nhà đất của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 75 Luật đất đai 2013, một trong những điều kiện được bồi thường về đất của hộ gia đình, cá nhân đó chính là đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). Cho nên nếu đất lấn chiếm kênh rạch không có sổ đỏ sẽ không được bồi thường.
Hành vi chiếm đất rừng sản xuất bị quy định xử phạt tại Điều 14 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, cụ thể là bị xử phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 14. Và mức xử phạt thấp nhất là từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, và mức xử phạt cao nhất là từ 60.000.000 – 150.000.000 đồng. Và kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả có thể kể đến như:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm lấn, chiếm đất đai.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định mà có được do hành vi lấn/chiếm.
– Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng/cho thuê đất không đúng quy định pháp luật; chấm dứt hợp đồng mua/bán/cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định…
Cách thứ nhất: Các bên ngồi lại giải quyết mâu thuẫn liên quan đến lấn chiếm đất.
Đây là cách phổ biến của người dân Việt Nam thường sử dụng khi bị ai đó lấn chiếm đất đai. Việt Nam là một dân tộc ôn hoà, cho nên khi gặp bất cứ mâu thuẫn gì trong cuộc sống, người dân Việt Nam thường có xu hướng giải quyết trong yên bình, và hạn chế kiện tụng. Nhờ vậy mà phần lớn các mâu thuẫn về lấn chiến đất ở Việt Nam được giải quyết triệt để.
Cách thứ hai: Nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền.
Đây là cách cuối cùng khi việc các bên ngồi lại giải quyết mâu thuẫn lẫn chiếm đất đai không đạt hiệu quả, thì việc lựa chọn một bên thứ ba vừa có thẩm quyền, vừa có uy tín giải quyết là một điều cần thiết. Theo quy định của pháp luật đất đai; khi phát hiện có ai đó lấn chiếm đất của mình thì người có quyền sử dụng đất có quyền tố cáo hành vi vi phạm về đất đai hoặc khiếu nại, khiếu kiện vi phạm về đất đai.