Xin chào Luật sư X, tôi muốn mở một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại giống cây trồng, phân bón tại Cà Mau. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh các tranh chấp về sau vì thế xin hỏi luật sư hướng dẫn cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cà Mau như thế nào cho đúng theo quy định hiện nay, xin được tư vấn.
Chào bạn, trên thực tế đã có nhiều vụ tranh chấp xảy ra do không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhất là khi Càu Mau là một trong những thành phố đang phát triển mạnh mẽ thì vấn đề bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân, doanh nghiệp cũng được chú trọng hơn. Vậy làm sao để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cà Mau theo quy định năm 2022 là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quá về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tổng quát, nhãn hiệu là dấu hiệu định danh người sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, mà khi nhìn vào dấu hiệu đó người tiêu dùng nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ mà mình sử dụng đến từ đâu, từ ai.
Nhãn hiệu thường được sử dụng các dấu hiệu có trong tên thương mại của chủ thể kinh doanh. Ví dụ: Nước giải khát Xá xị Chương Dương là sản phẩm của Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương. Trong đó, dấu hiệu “Chương Dương” được gắn lên chai nước giải khát là nhãn hiệu, còn dấu hiệu “Chương Dương” ở trên tên Công ty là một phần của tên thương mại “Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương”.
Do đó, chúng ta dễ nhầm lẫn nhãn hiệu với tên thương mại. Để có thể phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp thì cần hiểu tên thương mại là gì?
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Một chủ thể kinh doanh có thể có nhiều nhãn hiệu gắn lên nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mà mình sản xuất hay cung ứng ra thị trường. Các nhãn hiệu đảm bảo khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh đó với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác. Còn về tên thương mại, mỗi chủ thể kinh doanh chỉ có duy nhất một tên thương mại dùng trong hoạt động kinh doanh.
Các loại nhãn hiệu được bảo hộ
- Nhãn hiệu hàng hóa: Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu có khả năng phân biệt được dùng để phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa thường được gắn lên hàng hóa hữu hình như cà phê, trà, bánh kẹo….
- Đăng kí Nhãn hiệu dịch vụ: tương tự như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ phân biệt dịch vụ của doanh nghiệp này với dịch vụ của doanh nghiệp khác. Dịch vụ có thể được hiểu là dịch vụ bất kỳ, có thể liệt kê một số dịch vụ như tài chính, ngân hàng, du lịch, quảng cáo hoặc ăn uống. Nhãn hiệu dịch vụ có thể được đăng ký, gia hạn, huỷ bỏ hiệu lực, chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng với các điều kiện giống như nhãn hiệu hàng hóa.
- Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể được một tập thể, tổ chức cùng sở hữu và sử dụng nhãn hiệu đó và chỉ những thành viên của tập thể, tổ chức đó mới được sử dụng. Tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu độc quyền trao cho các thành viên của mình quyền sử dụng nhãn hiệu với điều kiện họ phải tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể (ví dụ, tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc địa lý).
Nhãn hiệu tập thể có thể là một phương thức có hiệu quả để cùng tiếp thị các sản phẩm của một nhóm các doanh nghiệp mà nếu thực hiện riêng lẻ sẽ gặp khó khăn hơn để các nhãn hiệu riêng lẻ của họ được người tiêu dùng thừa nhận và được những người bán lẻ phân phối.
- Nhãn hiệu hàng hóa chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu chứng nhận không hạn chế chủ thể được sử dụng, nhưng chủ thể muốn sử dụng một nhãn hiệu chứng nhận đã được đăng kí thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn mà chủ thể sở hữu nhãn hiệu chứng nhận quy định.
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của một nước nhất định công nhận là nổi tiếng. Ở Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Bảo bạo nhãn hiệu là một trong những vấn đề quan trong mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh quan tâm. Vậy tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
- Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cà Mau
Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký bảo vệ nhãn hiệu tại Cà Mau
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản). Lưu ý khi làm tờ khai phải mô tả nhãn hiệu cụ thể và thực hiện phân nhóm hàng hóa đăng ký nhãn hiệu chính xác. Các nhóm hàng hóa cần được đoc kỹ và xác định cụ thể để đơn được chấp nhận hình thức theo đúng thời hạn quy định.
- Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
- Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cà Mau
Bước 1: Xác định loại nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ
Trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa/dịch vụ chủ sở hữu cần phải xác định được loại nhãn hiệu cần bảo hộ.
Các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay gồm có: nhãn hiệu thông thường; nhãn hiệu chứng nhận; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu liên kết; nhãn hiệu nổi tiếng.
Bước 2: Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần bảo hộ
Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ. Bảng phân loại này được chia thành 45 nhóm, tùy vào hàng hóa/dịch vụ thì chủ đơn phân nhóm phù hợp, chính xác.
Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ là việc bắt buộc cần điền trong tờ khai đăng ký, nếu không thực hiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cử chuyên viên phân loại và sẽ tính thêm chi phí.
Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng trước khi làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì việc tra cứu giúp bước đầu xác định được khả năng được bảo hộ nhãn hiệu, kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cà Mau. Cần chuẩn bị 01 bộ gồm các tài liệu nêu trên nộp trực tiếp; hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội; hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Trụ sở chính Hà Nội: Số 386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Tp Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
- Tp Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.
Ngoài ra, có thể khai vào hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức để kiểm tra tính chính xác và việc tuân thủ các quy định về hình thức đơn:
- Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, nêu rõ các lý do, thiếu sót.
Bước 6: Công bố đơn
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn
Thẩm định hình thức để đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 8: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; và người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định; thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.
- Nếu nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp; đồng thời sẽ nêu rõ lý do đơn bị từ chối.
Video Luật sư X giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cà Mau mới 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trước khi tiến hành đăng ký, doanh nghiệp cần xác định đối tượng đăng ký. Đối tượng đăng ký – nhãn hiệu hàng hóa có thể là tên công ty, tên sản phẩm, phần chữ hoặc phần hình hoặc cả hình cả chữ. Thông thường nhãn hiệu hàng hóa được thiết kế như một biểu trưng đại diện cho nhóm sản phẩm của doanh nghiệp do đó công ty sẽ phải thiết kế biểu trưng sao cho khoa học và chuyên nghiệp. Cách thức thông thường là thuê các công ty thiết kế chuyên nghiệp tạo ra logo hoặc tổ chức các cuộc thi có giải thưởng dành cho logo được lựa chọn.
Quyền sở hữu nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.