Xin chào Luật sư X, tôi là cá nhân kinh doanh ở thành phố Bắc Ninh chuyên về các mặt hàng về nông sản, để khách hàng có thể nhận biết cửa hàng thì tôi có thuê người thiết kế nhãn hiệu. Tuy nhiên, gần đây tôi phát hiện cửa hàng kế bên cũng kinh doanh các mặt hàng tương tự và ăn cắp nhãn hiệu của chúng tôi để dán lên bao bì sản phẩm. Điều này làm tôi rất bức xúc, phải làm sao để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bắc Ninh? Xin được tư vấn.
Chào bạn, hiện nay, việc bảo hộ nhãn hiệu là một trong những vấn đề được nhiều nhà đầu tư, kinh doanh chú trọng. Vậy nhãn hiệu là gì? Vì sao cần bảo hộ nhãn hiệu? Làm sao để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bắc Ninh? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, cụ thể: Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” .
Có thể nói Nhãn hiệu hay Nhãn hiệu hàng hóa (viết tắt là NH) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ…
Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
- Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Làm thế nào để bảo vệ nhãn hiệu?
Hiện nay, nhiều vụ việc không hay xảy ra khi một cá nhân, tổ chức bị ăn cắp nhãn hiệu một cách trắng trợn vì không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cũng chính vì thế, cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng hơn về các vấn đề nhãn hiệu. Vậy cần làm gì để bảo hộ nhãn hiệu? Sau đây sẽ là những giải đáp của Luật sư X về vấn đề trên:
Thứ nhất, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Đây là biện pháp đầu tiên cũng như là biện pháp quan trọng nhất để bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu: Đây là hoạt động diễn ra sau khi doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được công nhận bởi Nhà nước. Quản lý, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu là việc doanh nghiệp bằng cách phương pháp quan sát, điều tra để xem liệu có ai đang sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình hay không. Nếu có, doanh nghiệp có thể báo cáo với cơ quan chức năng để chấm dứt hoạt động sử dụng trái phép đó, thậm chí có thể khởi kiện nếu có thiệt hại.
Thứ ba, theo dõi tình trạng sử dụng nhãn hiệu: Đối với một số nhãn hiệu, thời gian sử dụng được nhà nước công nhận chỉ kéo dài trong một khoảng nhất định, khi hết thời gian được bảo hộ, doanh nghiệp cần phải tái đăng ký để được tiếp tục bảo hộ. Nếu không, dễ xảy ra trường hợp có người lợi dụng lúc hết hạn bảo hộ để đăng ký thì doanh nghiệp sẽ mất nhãn hiệu đó.
Cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bắc Ninh?
Hồ sơ đăng ký chuẩn bị gồm các tài liệu sau:
- Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ kích thước 80 x 80 mm (05 mẫu);
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (02 bản);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp (01 bản);
- Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (01 bản);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu thụ hưởng từ người khác (01 bản);
- Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện (01 bản);
- Nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm các tài liệu sau:
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng/đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu có chứa địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Ninh
Bước 1: Xác định loại nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ
Trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa/dịch vụ chủ sở hữu cần phải xác định được loại nhãn hiệu cần bảo hộ.
Các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay gồm có: nhãn hiệu thông thường; nhãn hiệu chứng nhận; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu liên kết; nhãn hiệu nổi tiếng.
Bước 2: Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần bảo hộ
Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ. Bảng phân loại này được chia thành 45 nhóm, tùy vào hàng hóa/dịch vụ thì chủ đơn phân nhóm phù hợp, chính xác.
Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ là việc bắt buộc cần điền trong tờ khai đăng ký, nếu không thực hiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cử chuyên viên phân loại và sẽ tính thêm chi phí.
Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng trước khi làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì việc tra cứu giúp bước đầu xác định được khả năng được bảo hộ nhãn hiệu, kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Có thể tra cứu nhãn hiệu trực tuyến tại Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
(miễn phí, tuy nhiên kết quả chính xác chỉ là 30-35% và mang tính chất tham khảo).
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bắc Ninh. Cần chuẩn bị 01 bộ gồm các tài liệu nêu trên nộp trực tiếp; hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội; hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Trụ sở chính Hà Nội: Số 386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Tp Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
- Tp Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.
Ngoài ra, có thể khai vào hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức để kiểm tra tính chính xác và việc tuân thủ các quy định về hình thức đơn:
- Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, nêu rõ các lý do, thiếu sót.
Bước 6: Công bố đơn
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn
Thẩm định hình thức để đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 8: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; và người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định; thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.
- Nếu nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp; đồng thời sẽ nêu rõ lý do đơn bị từ chối.
Video Luật sư X giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm sao để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bắc Ninh?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cá nhân, tổ chức không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Nhưng đây là quyền mà cá nhân, tổ chức được sử dụng để được pháp luật bảo vệ trước những tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.