Tôi có mua một mảnh đất từ năm 2022 nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vẫn để ở đó. Khi tôi mua thì người bán có nói sẽ giúp tôi hoàn thành các thủ tục và sang tên sổ luôn tôi chỉ cần phải ký các giấy tờ liên quan thôi nên tôi cũng tin tưởng mà để bên bán làm. Gần đây tôi có qua khu đất đó thì thấy người khác đã xây nhà trên khu đất của tôi, tôi có làm đơn lên chính quyền thì nhận được thông tin là hộ gia đình kia mới là chủ nhân thực sự của mảnh đất. Tôi rất sốc vì sổ đỏ hiện tôi vẫn nắm giữ. Nhưng họ nói sổ đỏ kia là giả và giấy tờ mua bán của tôi không có giá trị. Tôi muốn biết làm sao để biết sổ đỏ hiện tại là giả hay thật? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Làm sao biết sổ đỏ thật hay giả?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là một trong những giấy tờ thường xuất hiện phổ biến trong những giao dịch đất đai. Chúng ta nhắc đến sổ đỏ hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của sổ đỏ là gì? Vậy sổ đỏ có phải là một loại giấy tờ có giá? Theo định nghĩa về mặt pháp luật thì sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, từ tên gọi có thể thấy mỗi chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai. Sổ đỏ không phải là một loại giấy tờ có giá vì không thể trao đổi thành tiền nếu chỉ có sổ đỏ, khi bạn cấp hồ sơ làm sổ đỏ hay chuyển nhượng sổ đỏ thì cần nhiều loại giấy tờ khác nhau chứng minh quyền sở hữu.
Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 với tên gọi pháp lý là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hiện nay theo khoản 16 điều 3 của Luật đất đai 2013 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất
Như vậy, Sổ đỏ (sổ hồng) là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của Giấy chứng nhận (không được pháp luật quy định khái niệm về sổ đỏ, sổ hồng). Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.
Làm sao biết sổ đỏ thật hay giả?
Trường hợp mà bạn vừa chia sẻ rất có thể bạn đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để có thể xác thực rằng bạn có thực sự bị cấp sổ đỏ giả không thì bạn có thể tham khảo cách kiểm tra nhanh sổ đỏ dưới đây của chúng tôi. Đầu tiên bạn cần kiểm tra về màu sắc của sổ đỏ, nếu màu sắc của sổ đỏ quá đậm hoặc quá nhạt thì cũng có thê là sổ giả vì màu sắc của sổ đỏ hiện nay được cấp theo sắc diện chung sẽ không có tình trạng màu sắc thay đổi đột ngột mà không có sự thông báo của các cấp chính quyền. Tiếp đến là việc xem các choi tiết bên trong sổ xem có giống với các chi tiết mà những chiếc sổ đỏ thông thường có hay không?
Hiện nay thì những hình thức lừa đảo trên mạng ngày càng phổ biến và tinh vi hơn. Do vậy mà việc liên quan đến những giao dịch với giá trị tài sản lớn như vậy chúng ta nên tìm hiểu và có những biện pháp đề phòng.
Sau đây là một số cách mà các bạn có thể áp dụng để kiểm tra sổ đỏ là thật hay là giả để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách nhanh chóng.
– Kiểm tra thông qua họa tiết hoa văn trên sổ: Sổ làm giả thì sẽ có những chi tiết không thể nào giống thật được, do đó thì hoa văn in trên sổ đỏ giả cũng khác rất nhiều so với hoa văn in trên sổ đỏ thật. Một cách nhận biết sổ đỏ giả phổ biến là dùng kính lúp để soi họa tiết, hoa văn. Thông thường, giấy chứng nhận giả được in màu kỹ thuật số nên các chi tiết không sắc nét, không có các tổ hợp chấm mực hồng và thậm chí trên cùng một chi tiết in còn có nhiều hạt mực với màu sắc đậm, nhạt khác nhau. Còn đối với giấy chứng nhận thật thì sẽ được in bằng phương pháp in offset nên rất sắc nét, màu mực đồng nhất trên cùng một chi tiết in và sẽ có các tổ hợp chấm mực. Với sổ đỏ ép plastic thì người mua càng cần phải cẩn thận hơn. Bởi lẽ, phương pháp làm giả sổ đỏ phổ biến là quét lại sổ gốc rồi in màu riêng từng mặt, sau đó dán lại với nhau chứ không in 2 mặt vì khó canh đều. Khi dán 2 mặt của một cuốn sổ với nhau sẽ để lại dấu vết và để khắc phục tình trạng này, kẻ gian sẽ đem ép plastic cuốn sổ giả. Như vậy, khi sờ tay trên mặt sổ đỏ giả, bạn sẽ không thấy những phần in nổi mà chỉ thấy hình ảnh. Các bạn có thể xem và tham khảo hai hình ảnh dưới đây.
họa tiết hoa văn in trên giấy chứng nhận thật
Chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng thì họa tiết hoa văn in trên giấy chứng nhận thật sắc nét hơn so với giấy chứng nhận giả.
– Kiểm tra thông qua quốc huy: Với sổ đỏ thật, Quốc huy Việt Nam được in lồi lên, nội dung rõ ràng; mã số hiệu tại đó được đóng hoặc in bằng phương pháp in Typo vào chính giữa dấu nổi. Nếu là sổ đỏ giả, hình dấu Quốc huy được in lõm, không rõ nội dung; mã số hiệu được tạo bằng phương pháp in màu kỹ thuật số nên thường bị lệch so với hình dấu nổi.
– Kiểm tra con dấu và chữ ký: một số trường hợp sổ đỏ giả có thông tin về con dấu và chữ ký không thống nhất, chẳng hạn chức danh đề ký thay chủ tịch UBND nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch. Do vậy, nếu thấy dấu hiệu này thì có thể đó là sổ giả.
– Kiểm tra thông tin mã vạch: thì căn cứ theo thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thì người mua có thể kiểm tra qua các thông tin trên giấy chứng nhận, đặc biệt là thông qua mã vạch được in ở cuối trang của giấy chứng nhận.
+ Mục đích của mã vạch: mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về giấy chứng nhận và cấp hồ sơ giấy chứng nhận
+ Thông tin mã vạch: mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV= MX.MN.ST
MX là mã vạch đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất
MN là mã vạch của năm cấp giấy chứng nhận, bao gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp giấy chứng nhận
ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của bộ tài nguyên và môi trường.
Cẩn trọng trước các dấu hiệu bất thường trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất cũng là một cách để bạn bảo vệ mình. Trong quá trình giao dịch, mua bán nhà đất, nếu thấy đối tác có các dấu hiệu bất thường như đưa ra mức giá bán thấp hơn hoặc giá mua cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thị trường; luôn hối thúc giao dịch nhanh; quá thoải mái, dễ dãi khi thực hiện đàm phán; cung cấp thông tin mập mờ… thì bạn cần phải chú ý và kiểm tra giấy tờ thật cẩn thận.
Kiểm tra sổ đỏ thật hay giả tại văn phòng đăng ký đất đai như thế nào?
Còn một cách khác giúp bạn có thể biết chính xác được rằng sổ đỏ của bạn là thật hay giả đó là bạn mang sổ đỏ đến cơ quan có nhiệm vụ cấp sổ đẻ thực hiện kiểm tra. Việc kiểm tra này sẽ khá mất thời gian vì cần thực hiện theo quy trình nhưng có thể mang lại cho bạn hiệu quả chính xác nhất khi thực hiện. Để được kiểm tra sổ đỏ tại văn phòng đăng ký đất đai bạn cần phải có cho mình một tờ phiếu yêu cầu nộp đến văn phòng đăng ký đất đai quận huyện địa phương nơi quản lý mảnh đất mà bạn muốn kiểm tra. Tiếp đến là thực hiện những nghĩa vụ tài chính cần thiết, cuối cùng là trả kết quả.
Nếu muốn kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận thì hộ gia đình, cá nhân phải tải phiếu theo mẫu số 01/PYC và điền đầy đủ và chính xác thông tin. Sau đó thực hiện đầy đủ các bước như sau:
Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu
– Nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Gửi qua đường bưu điện.
– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu.
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người có yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết. Sau khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
Bước 3: Trả kết quả.
Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Bên cạnh đó nếu người mua không tự kiểm tra hoặc không kiểm tra được tại văn phòng đăng ký đất đai thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký biến động, khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ quét mã vach, qua đó có thể phát hiện ra được đây là giấy chứng nhận thật hay là giả.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước năm 2024
- Tải xuống mẫu công văn đòi nợ khách hàng chuẩn 2023
- Quên bằng lái xe có bị giữ xe hay không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Làm sao biết sổ đỏ thật hay giả? ” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý giá dịch vụ làm sổ đỏ … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Bên cạnh đó nếu người mua không tự kiểm tra hoặc không kiểm tra được tại văn phòng đăng ký đất đai thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký biến động, khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ quét mã vach, qua đó có thể phát hiện ra được đây là giấy chứng nhận thật hay là giả.
Kiểm tra thông qua họa tiết hoa văn trên sổ: Sổ làm giả thì sẽ có những chi tiết không thể nào giống thật được, do đó thì hoa văn in trên sổ đỏ giả cũng khác rất nhiều so với hoa văn in trên sổ đỏ thật. Một cách nhận biết sổ đỏ giả phổ biến là dùng kính lúp để soi họa tiết, hoa văn. Thông thường, giấy chứng nhận giả được in màu kỹ thuật số nên các chi tiết không sắc nét, không có các tổ hợp chấm mực hồng và thậm chí trên cùng một chi tiết in còn có nhiều hạt mực với màu sắc đậm, nhạt khác nhau. Còn đối với giấy chứng nhận thật thì sẽ được in bằng phương pháp in offset nên rất sắc nét, màu mực đồng nhất trên cùng một chi tiết in và sẽ có các tổ hợp chấm mực. Với sổ đỏ ép plastic thì người mua càng cần phải cẩn thận hơn. Bởi lẽ, phương pháp làm giả sổ đỏ phổ biến là quét lại sổ gốc rồi in màu riêng từng mặt, sau đó dán lại với nhau chứ không in 2 mặt vì khó canh đều. Khi dán 2 mặt của một cuốn sổ với nhau sẽ để lại dấu vết và để khắc phục tình trạng này, kẻ gian sẽ đem ép plastic cuốn sổ giả. Như vậy, khi sờ tay trên mặt sổ đỏ giả, bạn sẽ không thấy những phần in nổi mà chỉ thấy hình ảnh.
– Kiểm tra thông tin mã vạch: thì căn cứ theo thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thì người mua có thể kiểm tra qua các thông tin trên giấy chứng nhận, đặc biệt là thông qua mã vạch được in ở cuối trang của giấy chứng nhận.
+ Mục đích của mã vạch: mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về giấy chứng nhận và cấp hồ sơ giấy chứng nhận
+ Thông tin mã vạch: mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV= MX.MN.ST
MX là mã vạch đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất
MN là mã vạch của năm cấp giấy chứng nhận, bao gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp giấy chứng nhận
ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của bộ tài nguyên và môi trường.