Xin chào luật sư. Cách đây 2 năm tôi từng phạm tội về quy định chống dịch và bị xử phạt hành chính. Hiện nay tôi muốn ra thăm con gái ở nước ngoài thì có được làm thủ tục xuất cảnh hay không? Việc vi phạm của tôi có ảnh hưởng gì đến việc xuất cảnh không? Làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017;
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Nội dung tư vấn
Điều kiện được xuất cảnh ra nước ngoài
Công dân Việt Nam muốn xuất cảnh ra nước ngoài cần đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Cụ thể như sau:
- Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên.
- Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện trên phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Khi nào công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh?
Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp công dân bị tạm hoãn xuất cảnh. Bao gồm:
- Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
- Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
- Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì Tòa án; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định cấm xuất cảnh. Bên cạnh các trường hợp nêu trên thì công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế;
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó;
- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan;
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
- Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh. Đối chiếu với các quy định nêu trên, nếu bạn không thuộc các trường hợp trên thì bạn vẫn có thể xuất cảnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Phạm tội ở nước ngoài có được về Việt Nam thi hành án không?
- Xuất cảnh, nhập cảnh được đem theo bao nhiêu tiền mặt và vàng?
- Tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu trích lục cải chính hộ tịch; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp buộc xuất cảnh theo quy định hiện nay. Bao gồm:
– Người nước ngoài hết thời hạn cư trú nhưng không làm thủ tục xuất cảnh.
– Vì các lý do liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Đối với những trường hợp vượt khỏi biên giới trái phép (có nghĩa là ra khỏi biên giới Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định pháp luật sẽ bị xử phạt. Vì vậy, các trường hợp đi qua biên giới sang nước ngoài bắt buộc phải làm thủ tục xuất cảnh. Tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà các trường hợp xuất cảnh trái phép sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.