Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề thường gặp tại Việt Nam. Điều này đặt ra một loạt các vấn đề liên quan đến quản lý và tuân thủ các quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế. Việc nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) không chỉ ảnh hưởng đến các cá nhân lao động mà còn đặt ra một trách nhiệm nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp phải thực hiện đóng đầy đủ và đúng hạn các khoản tiền BHXH và BHYT cho người lao động của mình. Nếu vi phạm, họ sẽ phải đối mặt với các hình phạt và xử lý hành chính từ cơ quan chức năng. Vậy hiện nay làm sao biết công ty nợ BHXH?
Căn cứ pháp lý
Làm sao biết công ty nợ BHXH?
Việc tuân thủ các quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trước pháp luật, mà còn là một nhiệm vụ xã hội to lớn. Nhìn xa hơn, việc đóng góp đầy đủ và đúng hạn vào hệ thống bảo hiểm xã hội và y tế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, đồng thời đảm bảo sự bền vững của các chương trình bảo hiểm xã hội và y tế tại Việt Nam. Dưới đây là 2 cách kiểm tra để biết doanh nghiệp có đnag nợ bảo hiểm xã hội hay không?
Cách 1. Kiểm tra trên Website của BHXH Việt Nam
Điều kiện để kiểm tra thông tin đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam, người lao động buộc phải đăng ký số điện thoại liên hệ với cơ quan BHXH.
Người lao động thực hiện kiểm tra việc đóng bảo hiểm tại công ty như sau:
Bước 1: Truy cập phần Tra cứu quá trình tham gia BHXH tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam theo link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx
Bước 2: Nhập thông tin người lao động.
Các thông tin được đánh dấu sao buộc phải nhập đầy đủ, chính xác thì hệ thống mới trả kết quả chính xác.
Người lao động nhập lần lượt Tỉnh/thành phố >> Cơ quan BHXH (theo nơi công ty đang làm việc) >> Nhập số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân >> Nhập Họ tên >> Mã số BHXH >> Điền số thoại đăng ký với cơ quan BHXH
Bước 3: Tích chọn “Tôi không phải là người máy” >> Bấm lấy mã tra cứu.
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại của người lao động >> Tra cứu.
Bước 5: Xem quá trình đóng BHXH của mình.
Hệ thống sẽ cập nhật đến thời gian đóng BHXH gần nhất mà công ty hiện đóng cho bạn.
Nếu công ty nợ đóng BHXH nhiều tháng, hệ thống cũng hiển thị rõ số tháng nợ đóng tại phần thông tin tham gia BHXH của người lao động.
Cách 2. Kiếm tra trên ứng dụng VssID
Điều kiện để kiểm tra thông tin đóng BHXH thông qua ứng dụng VssID, người lao động phải có tài khoản đăng ký theo mã số BHXH và mật khẩu do cơ quan BHXH cấp.
Người lao động thực hiện kiểm tra việc đóng bảo hiểm tại công ty như sau:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
Bước 2: Tại giao diện Quản lý cá nhân chọn Quá trình tham gia.
Bước 3: Xem thông tin về quá trình đóng BHXH.
Hệ thống cũng cập nhật đến thời gian đóng BHXH gần nhất mà công ty hiện đang đóng cho người lao động.
Nếu công ty nợ đóng BHXH nhiều tháng, hệ thống cũng hiển thị rõ số tháng nợ đóng tại phần thông tin tham gia BHXH của người lao động.
Người lao động phải làm sao khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội?
Việc tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội và y tế không chỉ là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, mà còn là một nhiệm vụ xã hội đối với tất cả chúng ta. Sự chấp hành đúng đắn của những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn góp phần vào sự phát triển và bền vững của xã hội Việt Nam.
Khi một người lao động phát hiện rằng công ty mình không đóng bảo hiểm xã hội cho mình mặc dù đã được cam kết làm như vậy, có một số cách mà họ có thể thực hiện để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.
Cách 1: Liên hệ với bộ phận phụ trách của công ty.
Người lao động chủ động yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho mình. Đây là cách giải quyết nhanh chóng và hài hòa nhất giữa người lao động với công ty.
Tuy nhiên nếu công ty đã cố tình không đóng bảo hiểm cho người lao động thì kể cả khi người lao động đề nghị trực tiếp họ cũng chưa chắc đã thực hiện.
Cách 2: Khiếu nại theo quy định.
Người lao động thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu không được đóng bảo hiểm hoặc đóng không đủ thì có thể tiếp tục khiếu nại lần hai đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở.
Cách 3. Tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
Nếu xác minh đúng là có vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động về lỗi đóng bảo hiểm không đủ số người thuộc diện tham gia hoặc lỗi chậm đóng bảo hiểm.
Cách 4: Khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp có tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến BHXH, người lao động có thể trực tiếp thực hiện thủ tục khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để yêu cầu đóng bù tiền bảo hiểm.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Làm sao biết công ty nợ BHXH? chúng tôi cung cấp dịch vụ luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Làm sao biết công ty nợ BHXH?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là luật về thừa kế đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Lỗi gián tiếp trong tai nạn giao thông xác định thế nào năm 2022?
- Dừng đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được rút?
- Tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Quy định bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất. BHXH bắt buộc người lao động sẽ được hưởng các chế độ bao gồm: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.