Chào Luật sư X, vì yếu tố công việc nên tôi phải đi sang Thái Lan công tác 03 tháng, nay mới tháng thứ 02 nhưng vài ngày trươc tôi bị cướp ví trên đường ở Thái Lan và trong đó có tiền và một số giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, chứng minh thư,… Tôi rất lo lắng vì tôi không giỏi tiếng Thái và tiếng anh chỉ nằm ở khoản khá trong giao tiếp nên không biết năm 2023 liệu mất hộ chiếu mà không báo thì có bị xử phạt hay không? Làm hộ chiếu bị mất ở nước ngoài như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019
Hộ chiếu là gì?
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Có mấy loại hộ chiếu hiện nay?
Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, có 03 loại hộ chiếu gồm:
- Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
- Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): được cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
- Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT): cấp cho công dân Việt Nam.
Về mẫu hộ chiếu, theo Điều 6 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, có 02 mẫu hộ chiếu gồm:
- Hộ chiếu có gắn chíp điện tử;
- Hộ chiếu không gắn chíp điện tử.
Cả 02 loại này đều được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
Riêng công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử.
Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu như sau:
- Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;
- Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;
- Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;
- Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;
- Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;
- Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;
- Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;
- Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;
- Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;
- Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.
Mất hộ chiếu xin cấp lại có bị phạt không?
Hiện nay, các quy định của pháp luật không có nội dung xử phạt khi công dân làm lại hộ chiếu trong trường hợp bị mất. Tuy nhiên, công dân sẽ bị phạt tiền nếu vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
Như vậy, nếu công dân bị mất hộ chiếu mà không khai báo, cố tình không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Điều kiện xin cấp lại hộ chiếu mất ở nước ngoài
Kẻ gian có thể lợi dụng hộ chiếu của bạn khi ở nước ngoài. Để bảo vệ thông tin cá nhân, hãy trình báo tới các cơ quan chức năng như cảnh sát địa phương hay lãnh sự quán Việt Nam gần nhất để xác nhận việc mất hộ chiếu.
Trước hết, hãy chuẩn bị những giấy tờ tùy thân có chứa thông tin cá nhân như CMND, thẻ căn cước hoặc vé máy bay. Ngoài ra bạn có thể xin một tờ giấy xác nhận đặt phòng tại khách sạn mà bạn đang lưu trú. Sau đó hãy liên lạc với cảnh sát địa phương để hoàn tất thủ tục xác nhận mất hộ chiếu.
Sau khi được cấp tờ xác nhận, bạn tới lãnh sự hoặc đại sứ quán Việt Nam gần nhất để được hỗ trợ làm thủ tục cấp giấy thông hành hoặc hộ chiếu tạm thời.
Như vậy khi mất hộ chiếu điều kiện xin cấp lại là khi bạn hãy trình báo tới các cơ quan chức năng như cảnh sát địa phương hay lãnh sự quán Việt Nam gần nhất để xác nhận việc mất hộ chiếu và thực hiện thủ tục cấp lại theo quy định
Làm lại hộ chiếu bị mất ở nước ngoài như thế nào?
Cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở Thái Lan.
Bước 1: Nộp đơn trình báo mất hộ chiếu
Khi bị mất hộ chiếu, bạn phải nộp đơn trình báo về việc mất hộ chiếu; (có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn gần nhất) đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; trong đó phải trình bày về lý do, thời gian mất hộ chiếu.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu
Hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu gồm:
- 01 tờ khai đúng theo mẫu quy định.
- 02 ảnh 4*6 chụp hình nghiêm túc, phông nền màu trắng.
- Đối với trẻ em dưới 9 tuổi cần có bản giấy khai sinh bản sao; mẫu tờ khai cần có chữ kí của bố hoặc mẹ.
- Xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu .
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu
Đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú theo một trong 3 cách sau đây:
- Trực tiếp nộp hồ sơ:
Người đề nghị cấp hộ chiếu trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
- Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:
Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định; có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi cơ quan Công an, đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác; có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác; khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác; phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.
- Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:
Lưu ý: Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận; và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo bản chụp chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng.
Thời gian giải quyết: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực ban hành kèm theo Thông tư 157/2015/TT-BTC thì phí cấp hộ chiếu mới là 200 nghìn đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề làm hộ chiếu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Làm lại hộ chiếu bị mất ở nước ngoài như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là giải thể công ty trọn gói. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật Xuất nhập cảnh, thời hạn của hộ chiếu được quy định như sau:
Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
Nếu người dân nộp hồ sơ yêu cầu cấp hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
Lệ phí làm hộ chiếu lần đầu là 200.000 đồng/lần cấp
(Theo Biểu mức thu phí, lệ phí được ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC)