Xin chào Luật sư, tôi là Hoàng ở Hải Phòng, tôi có một số vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mong được Luật sư giải dáp. Tôi xây nhà đã được 10 năm và hiện đang sinh sống ổn định cùng gia đình. Tháng trước tôi có ý định bán căn nhà này đi để mua lại một căn nhà mới nhưng không tìm ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đâu. Tôi có đầy đủ những giấy tờ liên quan đến mảnh đất này như giấy tờ mua bán, giấy tờ đóng thuế trong thời gianh sử dụng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có thể làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không? Và làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất cần những giấy tờ gì?
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất ” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được gọi với cái tên khác là sổ đỏ, sổ hồng là một trong những giấy tờ chứng minh quyền của người sử dụng đối với một diện tích đất đai. Vì là loại giấy tờ rất quan trọng nên những người sử dụng cần phải lữu trữ cất giữ cẩn thận giấy tờ này. Mọi biến động của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi bạn bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không làm ảnh hưởng đến quyền của bạn đối với mảnh đất đó nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nếu bạn không nhanh chóng xin cấp lại giấy chứng nhận.
Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:
– Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
– Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã thì anh nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
Hồ sơ xin làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất bao gồm những gì?
Để có thể xin cấp lại giấy chứng nhận đã mất bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau: đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK (Bạn có thể thấy mẫu đơn này trong rất nhiều các giao dịch khác nhau thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai, đây là mẫu đơn cơ bản cho các hoạt động liên quan đến đất đai), tiếp đó là những loại giấy tờ liên quan đến mảnh đất như hợp đồng mua bán chuyển nhượng, giấy tờ đóng thuế hàng năm hay giấy tờ thế chấp tài sản cho các tổ chức tín dụng…. và nộp lại văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương nơi bạn có đất.
Căn cứ Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận như sau:
– Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
– Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
– Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp gồm có:
+ Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
– Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai theo quy định như sau:
+ Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện nội dung Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định thì nộp hồ sơ gồm:
+ Đơn phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Trường hợp cơ quan nhà nước phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định thì người được cấp Giấy chứng nhận nộp Giấy chứng nhận đã cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, đối với trường hợp thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Khi làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất có cần đo đạc lại đất không?
Khi làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất có cần đo đạc lại đất không? Đây chắc cũng là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra khi thực hiện làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ thực hiện đo đạc lại khi không còn các thông tin liên quan đến diện tích của mảnh đất trên các giấy tờ trước đó. Nếu vẫn còn các thông tin được ghi nhận thì văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện ghi nhận luôn những thông tin trước đó đã được đo đạc mà không thực hiện đo lại. Điều này giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian thực hiện thủ tục đo đạc đất đai.
Từ căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất vẫn cần đo đạc lại đất nếu không còn các thông tin ghi nhận về diện tích đất đã đo trước đó, hoặc do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp từ rất lâu nên bị sai lệch, mờ thông tin hoặc mất thông tin,… Do đó cơ quan quản lý đất đai có quyền yêu cầu anh thực hiện việc đo đạc lại đất khi cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký mã số thuế cá nhân online bao lâu có?
- Hóa đơn sai địa chỉ người mua có được khấu trừ thuế?
- Các khoản miễn thuế TNCN cho người nước ngoài là gì?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ cấp sổ đỏ lần đầu đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đơn bản tự khai thuận tình ly hôn … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BTNMT năm 2023 có hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất thực hiện tại cấp huyện như sau:
Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Bước 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 3: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:
– Kiểm tra hồ sơ;
– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;
– Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
– Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trên đây là trình tự 03 bước thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất thực hiện trực tiếp tại cấp huyện.
Theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BTNMT năm 2023 cơ quan nào thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất thực hiện trực tiếp tại cấp huyện bao gồm:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận.
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với trường hợp cấp lại trang bổ sung.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BTNMT năm 2023 thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất thực hiện trực tiếp tại cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.