Chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp: Hiện tôi đang làm kế toán được 1 năm, tôi muốn xin qua làm kiểm toán nội bộ thì có được không ạ? Quy định pháp luật khi làm kế toán bao lâu thì được làm kiểm toán nội bộ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về nội dung có liên quan đến thắc mắc của bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Kiểm toán nội bộ là gì?
– Kiểm toán nội bộ là công việc về kế toán nhằm cung cấp đánh giá độc lập và khách quan về hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty. Kiểm toán nội bộ giúp công ty nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động kinh doanh một cách triệt để, giúp công ty có khả năng điều hành cân bằng hơn và đi đúng định hướng kinh doanh.
– Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm phát hiện ra các sai sót trong hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty. Do vậy kiểm toán nội bộ là bộ phận quan trọng đối với các doanh nghiệp để cải thiện điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp.
Làm kế toán bao lâu thì được làm kiểm toán nội bộ?
Theo Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ như sau:
1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.
Như vậy, theo quy định như trên, cần phải có ít nhất 03 năm làm kế toán thì mới có thể đáp ứng tiêu chuẩn người làm công tác kiểm toán nội bộ.
Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ
Theo Điều 20 Nghị định này nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ như sau:
1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị trình cấp quản lý trực tiếp xem xét, phê duyệt.
2. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt.
3. Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
4. Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
5. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
6. Lập báo cáo kiểm toán.
7. Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định.
8. Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị.
9. Tư vấn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
10. Trình bày ý kiến của kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu để các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 nghị định này xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
11. Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của đơn vị nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
– Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
– Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
– Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Vai trò của kiểm toán nội bộ
Đối với quá trình quản trị doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp, tổ chức sẽ nhìn nhận, đánh giá được hiệu quả của các quy trình kiểm soát nội bộ, khả năng quản lý rủi ro.
Cụ thể, cũng bởi đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ nên sẽ đưa ra được những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát.
Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ nhận được sự tư vấn sát sao liên quan đến xây dựng quy trình, kiểm soát các dự án mới cũng như đánh giá quản trị rủi ro. Hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ theo đó cũng được liên tục kiểm tra định kỳ và ngày càng hoàn thiện.
Mục tiêu của kiểm toán nội bộ
Về mục tiêu của kiểm toán nội bộ, Điều 4, Nghị Định 05/2019/NĐ-CP quy định rằng thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
– Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
– Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
– Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
- 50 tuổi có được làm thừa phát lại hay không?
- Giá, phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?
- Có được đặt tên văn phòng luật sư bằng tiếng anh không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm kế toán bao lâu thì được làm kiểm toán nội bộ?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quy trình kiểm toán nội bộ thực hiện như sau:
Lập kế hoạch
Đánh giá thực địa
Báo cáo
Theo dõi
Người phụ trách kiểm toán nội bộ là người được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của đơn vị giao phụ trách công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ–CP thì các doanh nghiệp sau đây bắt buộc phải thực hiện kiểm toán nội bộ:
(1) Công ty niêm yết.
(2) Doanh nghiệp có vốn điều lệ của nhà nước trên 50% là công ty mẹ theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
(3) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Các doanh nghiệp nêu trên có thể thuê ngoài các tổ chức kiểm toán độc lập đủ tiêu chuẩn hoạt động theo quy định để thực hiện kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các tổ chức kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu theo Điều 5, Điều 6 tại Nghị định 05/2019/NĐ–CP