Nếu cá nhân thuộc diện chịu thuế đã nộp tờ khai thuế TNCN và nộp nhiều hơn mức thuế cần nộp thì bạn sẽ được hoàn lại số tiền tiền nộp dư đó . Bạn phải làm hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN mới được hoàn thuế. Bạn có thể nộp hồ sơ hoàn thuế trực tiếp tại văn phòng hoặc đăng ký trực tuyến. Một câu hỏi là Luật sư X thường nhận được đó là Làm hoàn thuế thu nhập cá nhân ở đâu? Vì vậy, hôm nay Luật sư X sẽ giải đáp về cơ quan để bạn làm hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân. Cùng theo dõi nhé
Căn cứ pháp lý
Làm hoàn thuế thu nhập cá nhân ở đâu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
Hồ sơ quyết toán thuế được nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.
Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Trường hợp 2: Cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
Nếu như cá nhân chưa thực hiện việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân gồm những gì?
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
Tại Điều 71 Luật quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ hoàn thuế như sau:
– Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa
Căn cứ theo Điều 42 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:
– Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán cho các cá nhân có uỷ quyền. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục hoàn thuế, trừ trường hợp đại lý thuế nộp hồ sơ hoàn thuế theo hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế và người nộp thuế;
- Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC (áp dụng cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập).
– Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế.
Các bước hoàn thuế thu nhập cá nhân
Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với những cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Các tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn thuế.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC, hồ sơ hoàn thuế bắt buộc bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước ( theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC).
- Bản chụp các chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, người đại diện hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập cho cá nhân phải ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
- Giấy ủy quyền quyết toán thuế của người yêu cầu hoàn thuế (theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN).
Bước 2: Kiểm tra đầy đủ hồ sơ. Sau đó nộp hồ sơ hoàn thuế cá nhân trực tiếp đến cơ quan thuế quản lý
Bước 3: Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC, trong thời hạn tối đa 6 ngày, tính từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ hoàn thuế và đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải đưa ra thông báo về việc chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang diện kiểm tra trước, tiếp đó hoàn thuế gửi người nộp thuế.
Phân loại các hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế như sau:
– Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
– Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;
- Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ.
– Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp diện kiểm tra trước hoàn thuế.
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Làm hoàn thuế thu nhập cá nhân ở đâu?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến khôi phục mã số thuế doanh nghiệp bị khóa ;đăng ký tạo chữ ký số, token, hạch toán thuế phụ thuộc, chữ ký điện tử quy định , … của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về cá nhân được hoàn thuế như sau:
“2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Bên cạnh đó, theo Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về hoàn thuế như sau:
“1. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
2. Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
3. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
4. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.”
Căn cứ Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản giảm trừ như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
Giảm trừ gia cảnh
a) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công
Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
a) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
– Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
– Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Theo đó, khi tính thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân sẽ được giảm trừ các khoản bao gồm giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện và giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo quy định tại Điều 9 nêu trên.