Trịnh Thị Tuyết nguyên là công nhân may được ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn với Công ty TNHH Maxport Limited Việt Nam. Đầu năm 2020, Tuyết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp của Tuyết thuộc loại “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”; Bản thân Tuyết không được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp của BHXH. Tuy nhiên, nhằm chiếm đoạt tiền trợ cấp thất nghiệp, Tuyết đã nảy sinh ý định làm giả giấy tờ của Công ty. Bằng thủ đoạn gian dối này, Trịnh Thị Tuyết đã chiếm đoạt được số tiền khoảng hơn 30 triệu đồng. Vậy hành vi Làm hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền bảo hiểm bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Luật xử lý vi phạm hành chính 2020
Nội dung tư vấn
hành vi này có thể bị xử lý với tội danh Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm
Về hành vi khách quan
Tội phạm phạm tội làm giả con dấu; giấy tờ; tài liệu của cơ quan tổ chức có hai hành vi sau:
Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức:
Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Nếu người phạm tội mà chỉ làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức mà việc làm giả này không phải vi mục đích lừa dối người khác thì cũng không thể coi là phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức được.
Về hậu quả
Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội này. Nếu việc phạm tội gây hậu quả thực tế thì đây sẽ được coi là tình tiết định khung hình phạt.
Hậu quả của tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức là làm ảnh hưởng về tài sản của công dân, và của cả nhà nước; Gây rối loạn việc quản lý hành chính Nhà nước về quản lý giấy tờ; tài liệu; Gây hoang mang cho người dân khi tham gia vào các giao dịch của mình…
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức được thực hiện dưới lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả nhưng vẫn sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi.
Chủ thể
Chủ thể của tội làm giả con dấu là chủ thể thường chứ không yêu cầu là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ cần là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi phạm tội thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể
Đối tượng tác động của tội này là: con dấu giả, giấy tờ giả, tài liệu giả.
Đối tượng bị xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác.
Mang hồ sơ giả đi mở tài khoản ngân hàng bị xử lý như thế nào?
Mức phạt của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan; tổ chức được quy định cụ thể tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
Khung 1
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với trường hợp:
Người phạm tội thực hiện hành vi làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức; sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả đó để lừa dối công dân, cơ quan, tổ chức.
Khung 2
Phạt tù từ 02 đến 05 năm đối với trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức: đây là trường hợp có một nhóm (ít nhất hai người trở lên) trong đó những người này có lên kế hoạch và có phân công nhau để thực hiện phạm tội.
- Đã có hai lần phạm tội trở lên.
- Là trường hợp tái phạm nguy hiểm.
- Số lượng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ khác mà tội phạm làm giả là từ 02-05 món.
- Số tiền thu lợi bất chính là từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
- Sử dụng con dấu; giấy tờ tài liệu giả để thực hiện một tội phạm khác mà tội này là tội phạm ít nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng.
Khung 3
- Phạt tù từ 03 đến 07 năm đối với trường hợp:
- Số lượng con dấu; tài liệu giấy tờ bị làm giả là từ 06 trở lên.
- Số tiền mà tội phạm chiếm đoạt từ việc phạm tội một cách bất chính là từ 50 triệu đồng trở lên.
- Sử dụng con dấu; giấy tờ tài liệu giả để thực hiện một tội phạm khác mà tội này là tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền với số tiền từ 05 triệu đồng đến tối đa 50 triệu đồng tùy theo mức độ phạm tội.
Về xử phạt hành chính hành vi làm giả giấy tờ
Điều 5, Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng; an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan; đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Giải quyết vấn đề
Hành vi làm giả con dấu; làm giả giấy tờ; tài liệu của cơ quan tổ chức đang là vấn đề nóng trong xã hội hiện nay. Tội phạm làm giả con dấu; giấy tờ để thực hiện trục lợi bất chính và hoạt động phạm tội của nhóm tội phạm này ngày càng trở nên tinh vi và thủ đoạn hơn; dẫn đến không ít người dân bị lừa và phải chịu thiệt thòi từ hành vi này. Hành vi làm hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền bảo hiểm chính là hành vi điển hình của tội danh này.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Mời bạn xem thêm
- Làm giả hợp đồng mua bán hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
- Mạo danh người khác để lừa đảo bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Làm hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền bảo hiểm bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị kết án chung thân khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.
Sa thải là hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức kỉ luật này khi người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật lao động theo quy định.