Cuộc sống bận rộn khiến cho nhiều người không thể tự mình trực tiếp thực hiện một công việc nào đó. Khi đó, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện công việc đó. Có nhiều hình thức ủy quyền cho người khác hiện nay, tuy nhiên, hình thức ủy quyền được nhiều người lựa chọn chính là ủy quyền bằng giấy. Vậy cụ thể, theo quy định hiện nay, khi làm giấy ủy quyền cần những gì? Có mấy hình thức ủy quyền? Quy định về giấy ủy quyền hiện nay như thế nào? Sau đây, hãy cùng luật sư X tìm ra lời giải đáp qua bài viết bên dưới nhé.
Có mấy hình thức ủy quyền?
Ông H là chủ sở hữu một thửa đất tại địa phương P. Gần đây, ông H nhận được thông báo yêu cầu có mặt để lên phường xác minh một số giấy tờ liên quan đến thửa đất đó. Tuy nhiên vì công việc bận rộn nên ông H không có thời gian trực tiếp lên phương nên muốn ủy quyền cho vợ của mình. Ông H nghe nói có nhiều hình thức ủy quyền hiện nay nhưng chưa rõ các hình đó gồm các hình thức nào, quý độc giả hãy cùng làm rõ nhé:
Uỷ quyền là một trong những hình thức của việc đại diện, thay mặt khi người uỷ quyền không thể tự mình thực hiện công việc.
Cụ thể, các bên (bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền) thoả thuận, bên được uỷ quyền sẽ thực hiện công việc thay cho bên uỷ quyền trong một khoảng thời gian theo thoả thuận và có thể có thù lao hoặc không.
Hiện không có định nghĩa cụ thể về uỷ quyền là gì mà chỉ có khái niệm hợp đồng uỷ quyền nêu tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Mặc dù Bộ luật Dân sự có quy định giải thích về hợp đồng uỷ quyền nhưng định nghĩa này lại không bắt buộc hợp đồng uỷ quyền phải bằng văn bản. Các văn bản pháp luật khác cũng không quy định bắt buộc việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Do đó, về hình thức của uỷ quyền, việc uỷ quyền có thể thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác. Với hình thức bằng văn bản, hiện nay văn bản uỷ quyền thường có hai loại là: Giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền. Trong đó:
– Hợp đồng uỷ quyền: Đây là hình thức được định nghĩa tại Điều 562 Bộ luật Dân sự là sự thoả thuận của các bên. Do đó, trong hợp đồng uỷ quyền phải có nội dung thể hiện ý chí của các bên về công việc được uỷ quyền.
– Giấy uỷ quyền: Khác với hợp đồng uỷ quyền được quy định là sự thoả thuận của các bên trong Bộ luật Dân sự, giấy uỷ quyền không được văn bản pháp luật nào định nghĩa. Do đó, giấy uỷ quyền có thể là một hành vi pháp lý đơn phương hoặc là hình thức thể hiện sự thoả thuận của các bên.
Tuy nhiên, khác với hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền có thể chỉ cần có bên uỷ quyền ký tên trong giấy uỷ quyền để chỉ định người khác nhân danh mình thực hiện công việc uỷ quyền.
Một số văn bản có yêu cầu giấy uỷ quyền khi thực hiện công việc, ví dụ như việc uỷ quyền các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp phải được lập thành giấy uỷ quyền (căn cứ khoản 1 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ).
Mời bạn xem thêm: Cấp sổ đỏ cho giấy viết tay
Quy định về giấy ủy quyền hiện nay
Giấy ủy quyền là văn bản quan trọng và cần thiết để ghi nhận việc ủy quyền của các bên. Đây là căn cứ quan trọng để xác định phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền và quyền được nhân danh người đó thực hiện một số công việc nhất định. Tuy nhiên, nhiều người băn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về giấy ủy quyền như thế nào, quý độc giả hãy cùng làm rõ nhé:
Hiện nay, không có văn bản nào chính thức ghi nhận khái niệm giấy ủy quyền mà chỉ được nhắc đến rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Ví dụ tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
– Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan có giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
– Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
Điều 107 Luật này còn quy định rõ:
1. Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
b) Phạm vi uỷ quyền;
c) Thời hạn uỷ quyền;
d) Ngày lập giấy uỷ quyền;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
3. Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.
Tại điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định: “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”.
Tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định về giấy ủy quyền mà chỉ định nghĩa hợp đồng ủy quyền. Cụ thể:
Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Pháp luật hiện hành cũng không có văn bản nào quy định tập trung về hình thức của giấy ủy quyền mà chỉ là những quy định đơn lẻ.
Chẳng hạn, Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực…
Làm giấy ủy quyền cần những gì?
Ông V là trưởng phòng nhân sự của một doanh nghiệp tại địa phương X. Sắp tới, ông V phải sang nước ngoài để công tác một thời gian nên ông V muốn ủy quyền sang cho phó phòng của mình quản lý công việc. Tuy nhiên, ông V băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, khi làm giấy ủy quyền các bên cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ gì, chi phí như thế nào, quý độc giả hãy cùng làm rõ nhé:
Hồ sơ uỷ quyền
– Hồ sơ cần nộp: Phiếu yêu cầu công chứng; dự thảo hợp đồng uỷ quyền (nếu có); giấy tờ của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…); giấy tờ về đối tượng được uỷ quyền (Sổ đỏ, sổ tiết kiệm, đăng ký xe…)…
– Hồ sơ cần xuất trình: Bản chính các giấy tờ về nhân thân, đối tượng của việc uỷ quyền nêu trong phần hồ sơ cần nộp.
Địa điểm công chứng uỷ quyền
Để thực hiện công chứng việc uỷ quyền, các bên có thể đến tổ chức hành nghề công chứng gồm văn phòng công chứng và phòng công chứng.
Ngoài ra, căn cứ Điều 44 về địa điểm công chứng và Điều 55 về công chứng hợp đồng uỷ quyền của Luật Công chứng, công chứng hợp đồng uỷ quyền có thể thực hiện tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng hoặc ngoài trụ sở nếu người yêu cầu già yếu, không thể đi lại, đang bị tạm giam, tạm giữ; đang bị thi hành án phạt tù…
Đặc biệt, với việc công chứng uỷ quyền, các bên còn có thể không cần phải cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng mà có thể thực hiện ở hai nơi khác nhau – địa điểm thuận tiện nhất cho người yêu cầu công chứng.
Trong trường hợp đó, người uỷ quyền có thể thực hiện công chứng việc uỷ quyền của mình tại tổ chức hành nghề công chứng thuận tiện nhất.
Sau khi nhận được hợp đồng uỷ quyền đã công chứng “một nửa”, người được uỷ quyền có thể tiếp tục đến một tổ chức hành nghề công chứng khác để hoàn tất thủ tục nhận uỷ quyền theo quy định. Khi đi, người được uỷ quyền phải mang bản gốc hợp đồng uỷ quyền đã được người uỷ quyền công chứng trước đó.
Thời gian công chứng uỷ quyền
Cũng giống như các loại hợp đồng khác, công chứng hợp đồng uỷ quyền theo quy định thì sẽ được thực hiện trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ cần phải xác minh hoặc có nội dung phức tạp thì việc uỷ quyền sẽ được kéo dài thời gian đến không quá 10 ngày làm việc.
Tuy nhiên, thực tế, nếu công chứng hợp đồng uỷ quyền không có nội dung phức tạp thì thời gian giải quyết thường chỉ trong khoảng 01 – 02 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Chi phí công chứng uỷ quyền
Công chứng hợp đồng uỷ quyền, người yêu cầu phải nộp:
– Phí công chứng theo Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC là 20.000 đồng/trường hợp.
– Thù lao công chứng: Theo thoả thuận của tổ chức hành nghề công chứng với người yêu cầu công chứng hợp đồng uỷ quyền nhưng không được vượt quá mức trần do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Thù lao công chứng gồm tiền photo, in ấn, tiền phí ký công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ làm việc…
Lưu ý: Những thủ tục không được phép ủy quyền
Uỷ quyền là sự thoả thuận của các bên trong đó một bên nhân danh bên còn lại thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều có thể uỷ quyền.
Có một số trường hợp, pháp luật cấm không được phép uỷ quyền cho người khác thực hiện thay công việc của mình gồm:
- Đăng ký kết hôn. Theo khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch. Theo đó, các bên khi đăng ký kết hôn phải cùng có mặt để cùng ký tên vào giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch.
- Ly hôn: Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi ly hôn, vợ chồng không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng nhưng có thể uỷ quyền nộp hồ sơ, nộp tạm ứng án phí…
- Gửi tiết kiệm tại ngân hàng: Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, để được gửi tiết kiệm, người có nhu cầu gửi tiền phải trực tiếp đến quầy giao dịch để thực hiện trừ trường hợp gửi tiết kiệm online.
- Công chứng di chúc: Theo khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc mà không được uỷ quyền cho người khác.
- Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2: Theo khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009, khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, người có yêu cầu không được uỷ quyền cho người khác…
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Làm giấy ủy quyền cần những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hay nhu cầu dịch vụ về tư vấn pháp lý về chi phí ly hôn đơn phương, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 48 Luật Công chứng 2014, người yêu cầu công chứng không ký được do không biết chữ để ký thì có thể điểm chỉ để xác nhận văn bản công chứng.
Căn cứ quy định tại các Điều 40, Điều 41 và Điều 55 Luật công chứng 2014, khi đi công chứng giấy ủy quyền, người ủy quyền sẽ đến Văn phòng/phòng công chứng, mang theo các giấy tờ sau:
– Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu
– Bản dự thảo của Giấy ủy quyền. Nếu không lập văn bản ủy quyền dự thảo thì có thể trực tiếp đến lập tại Văn phòng/phòng công chứng.
– Trường hợp của người ủy quyền và người được ủy quyền cùng đi thì sẽ lập hợp đồng ủy quyền thay vì Giấy ủy quyền, và khi làm thủ tục phải mang đầy đủ giấy tờ tùy thân của hai bên.