Ngày 18/12, các trang báo đăng tin Công an tỉnh Thừa Thiên Huế; đang tiếp tục điều tra làm rõ các thêm đường dây làm giấy tờ giả quy mô “khủng”. Vậy hành vi Làm giấy tờ giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu
Tóm tắt vụ việc:
Từ tháng 4/2021, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế; phát hiện nhiều đối tượng sử dụng tài khoản Facebook, Zalo ảo; để rao bán các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu giả của các tổ chức; cơ quan nhà nước trên toàn quốc…
Công an tỉnh này quyết định thành lập Ban chuyên án; tập trung huy động lực lượng nhanh chóng xác định đấu tranh làm rõ.
Quá trình điều tra phát hiện đường dây tội phạm này hoạt động rất tinh vi; sử dụng nhiều thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội; và các đối tượng ở nhiều tỉnh thành khác nhau như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi.
Bước đầu xác định có khoảng 10.000 cá nhân trên toàn quốc; đã đặt mua để sử dụng các loại tài liệu, giấy tờ giả.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Giấy tờ giả là gì?
Giấy tờ giả là các loại giấy tờ không được cấp đúng trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn đã được pháp luật quy định. Giấy tờ giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà chỉ được làm ra với hình thức giống như giấy tờ thật; mục đích nhằm lừa dối các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.
Giấy tờ giả có thể bắt gặp ở các trường hợp như giấy tờ có chữ ký, có con dấu và mẫu giấy thật nhưng tên của người trong tài liệu và thông tin trên tài liệu là giả hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện, không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.
Làm giấy tờ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Cấu thành của tội phạm của Tội làm giả giấy tờ
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; và đủ độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan Nhà nước; tổ chức
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Mặt khách quan của tội phạm
Có hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan; tổ chức nhằm để lừa dối cơ quan; tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật. Trong trường hợp này theo thông tin bạn của bạn của bạn có hành vi sử dụng bằng bằng cấp 3 của bạn (sử dùng bằng tốt nghiệp giả để đi xin việc) nhằm mục đích lừa dối cơ quan tổ chức tin đó là của mình để đi xuất khẩu lao động.
Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong trường hợp này thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.
Làm giấy tờ giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội làm giả con dấu; tài liệu của cơ quan; tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan; tổ chức như sau:
Khung 1
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan; tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, việc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đây là trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả các đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.
Làm giả sổ hộ khẩu bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;
c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;
d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;
đ) Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;
e) Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;
g) Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;
h) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.“
Theo quy định trên hành vi làm giả sổ hộ khẩu; sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu- 4 triệu đồng. Ngoài ra còn bị xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; và áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú
Giải quyết vấn đề
Hành vi làm giả giấy tờlà hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể bị khép tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Người vi phạm có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Cựu công an làm giả CMND bị xử lý như thế nào?
- Làm giả giấy tờ xuất nhập cảnh bị xử lý như thế nào?
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm
Tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có quy định về những vi phạm sẽ bị kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm; trong đó có sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.