Dịch bệnh đang diễn biến ngày một phức tạp trên các địa bàn tỉnh khắp cả nước. Thế mà, trong những ngày qua, xuất hiện các phiếu kết quả xét nghiệm Covid- 19 làm giả; sai sự thật được phát tán trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận; có thể khiến công tác phòng chống dịch của Nhà nước gặp nhiều khó khăn. Vậy hành vi làm giả kết quả xét nghiệm Covid-19 thì bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Từ thời điểm bệnh dịch bùng phát đến nay có thể nói rằng có những lúc lượng người bị xử phạt hành chính về hành vi “Đưa tin sai sự thật” lớn hơn số lượng người mắc Covid-19 ở Việt Nam. Sau một thời gian tuyên truyền vận động và xử lý thì tình trạng này đã được kiểm soát ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, chuyện làm giả giấy xét nghiệm để trêu đùa gây hoang mang trong dư luận thì cũng cần phải xem xét xử lý.
Làm giả phiếu kết quả xét nghiệm Covid-19 bị xử phạt thế nào?
Hành vi Làm giả phiếu kết quả xét nghiệm Covid-19, cơ quan chức năng sẽ xem xét hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”. Nếu tẩy, sửa trực tiếp vào phiếu xét nghiệm có đóng dấu của cơ sở y tế thì đây là hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” và hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Trường hợp chỉ cách ghép chỉnh sửa trên bản ảnh thì có thể xem xét xử phạt hành chính về hành vi này.
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng phạm
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 17 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về đồng phạm như sau:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.
Xem thêm: Kỳ thị người mắc Covid 19 bị xử lý như thế nào?
Đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 bị xử lý thế nào?
Đối với hành vi “Đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội” thì có thể xem xét xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi chưa được xác định là nghiêm trọng; chưa gây ra hậu quả lớn thì sẽ bị xử phạt hành chính đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020 thì: “3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức”.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà mình đã đăng tải.
Trường hợp, người nào có hành vi “Đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu”; thì bị xử lý về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại Điều 288, Bộ luật hình sự 2015; với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Công văn số 45/HĐTP -TANDTC ngày 30/3/2020; của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số chế tài hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến dịch bệnh Covid-19; có quy định như sau: “Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19; gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288”.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lây lan covid 19 cho người khác bị xử phạt như thế nào?
- Trốn cách ly y tế Covid 19 có thể bị phạt 12 năm tù?
- Buôn bán vaccine covid 19 giả có thể bị tử hình
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức
b) Phạm tội 02 lần trở lên
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, những cá nhân nào có hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực… tấn công cán bộ chốt kiểm dịch thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tuỳ theo từng mức độ.
Theo nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu bạn có lời nói, hành động đe dọa; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ chốt kiểm dịch. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.