Liên quan đến vụ việc làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19, Công an TP Dĩ An (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự 2 người để điều tra, làm rõ. Dưới góc độ pháp lý, luật sư khuyến cáo người dân cần nắm rõ quy định về tiêm vaccine, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng trục lợi, lừa đảo. Vậy làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Cấu thành tội phạm tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức
Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức hiện nay được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. So với quy định trước đó trong “Bộ luật hình sự năm 2015”; tên điều luật đã được bổ sung cụ thể thành “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” với cấu thành tội phạm cụ thể như sau:
Khách thể của tội phạm
Đối tượng tác động của tội này gồm: con dấu giả; giấy tờ giả; tài liệu giả.
Đối tượng bị xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước; cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác.
Con dấu, giấy tờ tài liệu là đặc trưng của cơ quan tổ chức; được dùng để khẳng định giá trị pháp lý đối với những văn bản, giấy tờ này. Do vậy làm con dấu, giấy tờ, tài liệu giả; chính là xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ này.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội làm giả con dấu là chủ thể thường; chứ không yêu cầu là chủ thể đặc biệt; tức là chỉ cần là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự; mà thực hiện hành vi phạm tội; thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nếu trong trường hợp người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn; mà có hành vi làm giả con dấu; chẳng hạn như là lén lút đưa con dấu, giấy tờ của tổ chức mình cho người khác làm giả; thì sẽ coi là tình tiết tăng nặng lạm dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội.
Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt khách quan của tội phạm
Tội phạm phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức có hai hành vi phạm tội sau:
– Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức:
Về bản chất: không có thật sẽ không có giả; do vậy con dấu, giấy tờ, tài liệu bị làm giả phải là con dấu, giấy tờ, tài liệu có thật của cơ quan, tổ chức; và cơ quan, tổ chức đó cũng phải là cơ quan, tổ chức có thật. Nếu làm con dấu, giấy tờ giả của một cơ quan tổ chức không hề có thật; thì đây sẽ coi là hành vi lừa đảo chứ không phải làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu.
– Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Nếu người phạm tội chỉ làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức; mà việc làm giả này không phải vi mục đích lừa dối người khác; thì cũng không thể coi là phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức được. Con dấu, giấy tờ tài liệu giả có thể được sử dụng vào nhiều mục đích; chẳng hạn như dùng bằng đại học giả để đi xin việc, để được hưởng mức lương cao hơn; làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19; dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để mua bán đất;….
Khi xác định về hành vi; nếu người đó chỉ làm giả con dấu thì sẽ xác định là làm “giả con dấu của cơ quan, tổ chức”, nếu người đó làm giả giấy tờ, tài liệu thì sẽ là “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” chứ không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.
Về hậu quả:
Chỉ cần người nào có hành vi làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu đó để lừa dối người khác nhằm đạt được mục đích bất hợp pháp của mình thì đều có thể bị truy cứu về tội này. DO vậy; hậu quả không phải là một yếu tố bắt buộc. Nếu việc phạm tội gây hậu quả thực tế; thì đây sẽ được coi là tình tiết định khung hình phạt.
Hậu quả của tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức là làm ảnh hưởng về tài sản của công dân, và của cả nhà nước; Gây rối loạn việc quản lý hành chính Nhà nước về quản lý giấy tờ tài, tài liệu; Gây hoang mang cho người dân khi tham gia vào các giao dịch của mình…
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức được thực hiện với lỗi cố ý; người phạm tội biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả; nhưng vẫn sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi.
Mặc dù động cơ phạm tội này không phải là yếu tố bắt buộc; tuy nhiên việc xác định động cơ cũng là điều hết sức quan trọng. Bởi nếu người phạm tội thực hiện việc làm giả con dấu, giấy tờ vì lợi ích vật chất hoặc vì động cơ đê hèn khác; thì sẽ khác với người làm giả con dấu, giấy tờ giả vì mục đích thành tích; chẳng hạn như là làm giả giấy khen để khoe khoang thì sẽ khác làm giả giấy khen để được ưu tiên khi đi xin học bổng, xin đi du học nước ngoài…
Làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào?
Rõ ràng; hành vi làm giả hồ sơ để tiêm vaccine này đủ cơ sở để xem xét xử lý về tội “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 – Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức được hiểu là các hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như bán lại cho người khác, giao nộp tài liệu giả cho cơ quan chức năng…
Đối chiếu quy định của pháp luật; trường hợp đủ cơ sở để xác định phạm tội; người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;… thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: làm 6 con dấu tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;… thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Hiện nay, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid; do đó hành vi giả mạo giấy tờ để tiêm vaccine cần phải bị xử lý thích đáng; nhằm ngăn ngừa hành vi phạm tội vô đạo đức khi cả nước đang lao đao vì dịch bệnh như vậy.
Đồng thời; để tránh tiếp tay cho những đối tượng xấu, lợi dụng lòng tin để trục lợi; mỗi công dân không nên vì lợi ích bản thân; mà tiếp tay, mua bán, sử dụng giấy tờ, hồ sơ giả để tiêm vaccine. Nếu phát hiện; cần kịp thời báo cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Câu hỏi thường gặp
Con dấu, giấy tờ tài liệu là đặc trưng của cơ quan tổ chức; được dùng để khẳng định giá trị pháp lý đối với những văn bản, giấy tờ này. Do vậy làm con dấu, giấy tờ, tài liệu giả; chính là xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ này.
Chủ thể của tội làm giả hồ sơ để tiêm vaccine Covid-19 là chủ thể thường; chứ không yêu cầu là chủ thể đặc biệt; tức là chỉ cần là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự; mà thực hiện hành vi phạm tội; thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Nếu trong trường hợp người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn; mà có hành vi này thì sẽ coi là tình tiết tăng nặng lạm dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội.
Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội làm giả hồ sơ để tiêm vaccine Covid-19 là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;… thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: làm 6 con dấu tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;… thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline 0833 102 102
Xem thêm: Hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính sẽ bị xử lý ra sao?