Ngày 21/9, chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 Suối Cát, ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương phát hiện, xử lý một trường hợp làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan chức năng để qua chốt kiểm dịch. Trước đó, đối tượng T.N.V đã xuất trình giấy xác nhận nhân viên giao hàng thiết yếu có dấu đỏ của Sở công thương; nhưng là giả để qua mắt lực lượng chức năng. Vậy, Làm giả giấy xác nhận để vượt chốt kiểm dịch có bị phạt tù không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Giấy xác nhận giao nhận hàng hóa thiết yếu là gì?
Nhằm hạn chế tối đa việc di chuyển, đi lại không cần thiết trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Sở Công Thương các tỉnh thực hiện cấp Giấy xác nhận vận chuyển, giao nhận hàng hóa thiết yếu bằng phương tiện xe mô tô 02 bánh.
Cụ thể, Sở Công thương tổng hợp danh sách nhân viên giao hàng bằng xe mô tô hai bánh cho các siêu thị trên địa bàn Thành phố có nhu cầu hoạt động, các đơn vị bưu chính tổng hợp danh sách nhân viên giao nhận bưu kiện (bưu tá) thuộc quyền quản lý có nhu cầu hoạt động trên địa bàn thành phố: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại di động,. biển số xe, địa bàn hoạt động.
Các đơn vị đăng ký cho nhân viên được phép hoạt động chịu trách nhiệm quản lý và giám sát công tác phòng dịch của đội ngũ nhân viên do đơn vị quản lý, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các trường hợp lây nhiễm dịch bệnh.
Làm giả giấy xác nhận là hành vi như thế nào?
Trước hết, giấy xác nhận giả là giấy tờ giả; giấy tờ giả tức là những giấy tờ không được cấp theo đúng trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp. Giấy tờ giả được làm ra với bề ngoài giống như thật; bằng mắt thường khó có thể phân biệt được.
Giấy tờ giả cũng có thể được thực hiện thông qua việc làm giả về quá trình; về thẩm quyền cấp, nơi cấp. “Giấy tờ giả” cũng có thể thể hiện ở trường hợp giấy tờ có chữ ký, có con dấu và mẫu giấy thật; nhưng tên của người trong tài liệu và thông tin trên tài liệu là giả; hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện; không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.
Như vậy, làm giả giấy xác nhận là hành vi làm ra các giấy tờ xác nhận giả để đạt được mục đích là đi giao hàng trái phép mà không bị các chốt kiểm dịch phát hiện.
Làm giả giấy xác nhận để vượt chốt kiểm dịch có bị phạt tù không?
Xử phạt hành chính
Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền…”
Trách nhiệm hình sự
Đói với hành vi cấu thành các yếu tố phạm tội; người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, tùy theo mức độ hành vi; có thể có sự tăng mức hình phạt, cao nhất có thể lên tới 07 năm tù giam. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Làm giả giấy xác nhận giao hàng thiết yếu ở Bình Dương bị xử lý như thế nào?
Ngày 21/9, chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 Suối Cát, ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương phát hiện, xử lý một trường hợp làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan chức năng để qua chốt kiểm dịch. Trước đó, đối tượng T.N.V đã xuất trình giấy xác nhận nhân viên giao hàng thiết yếu có dấu đỏ của Sở công thương; nhưng là giả để qua mắt lực lượng chức năng.
Thấy có dấu hiệu bất thường, lực lượng chức năng đã mời người này xuống xe làm việc.
Tại đây, V. thừa nhận giấy xác nhận nhân viên giao hàng thiết yếu nêu trên là giả. Để được qua chốt kiểm soát đi giao hàng, người này đã lên mạng tải mẫu giấy xác nhận và dấu mộc đỏ của Sở Công thương tỉnh Bình Dương cùng dấu mộc đỏ của công ty dịch vụ, sau đó in ra giấy để qua mắt lực lượng chức năng.
Đáng nói, thời điểm phát hiện vụ việc TP Thuận An đang là “vùng đỏ” dịch bệnh Covid-19, chưa được di chuyển vào “vùng xanh” TP Thủ Dầu Một.
Như vậy, hành vi của đối tượng V. có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Theo đó, sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Làm giả giấy xác nhận để vượt chốt kiểm dịch có bị phạt tù không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi làm giả giấy xét nghiệm có thể hiểu là hành vi làm giả giấy tờ. Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật; không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi; hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.
Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định khác về y tế dự phòng