Làm giả giấy tờ là hành vi vi phạm pháp luật, thường được định nghĩa là làm giả các loại tài liệu, chứng từ, hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý nhằm mục đích lừa đảo, gian lận, hoặc lợi ích cá nhân không chính đáng. Đây là một hành vi có hệ quả nghiêm trọng, có thể bị xem là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc làm giả giấy tờ gây ra sự thiệt hại nghiêm trọng đối với cá nhân, tổ chức và cả xã hội, vì nó ảnh hưởng đến sự tin cậy và tính chính xác của hệ thống pháp luật và quản lý. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Thế nào là giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức?
Làm giả giấy tờ là một hành vi vi phạm pháp luật và có những nguy hiểm lớn đối với cá nhân và xã hội nói chung. Việc làm giả giấy tờ gây ra ảnh hưởng xấu đến xã hội, gây mất mát kinh tế, tài chính và dẫn đến hậu quả xã hội nghiêm trọng. Do đó, hành vi này không chỉ là một hành vi phạm pháp mà còn mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội nói chung. Việc tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội là cần thiết để đảm bảo một cộng đồng văn minh và công bằng.
Hành vi làm giấy tờ được hiểu như sau:
– Làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng các phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần.
Hành vi vi phạm này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức nào đó (có thể không có thật hoặc đã bị giải thế) mà không cần biết những giấy tờ này sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng giấy tờ, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm giấy tờ, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.
Với trường hợp này, người vi phạm không có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu nhưng có hành vi sử dụng chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khi thực hiện giao dịch hoặc thủ tục nào đó.
Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào?
Làm giả giấy tờ là một hành vi bất hợp pháp và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Người phạm tội có thể bị kết án, phạt tù hoặc phạt tiền nặng nề, tùy thuộc vào quy định của pháp luật địa phương. Hành vi này còn gây mất uy tín và tin cậy của cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ. Điều này có thể dẫn đến việc mất điều kiện để làm việc, xin visa, thất bại trong các giao dịch pháp lý hoặc thậm chí bị đưa ra xét xử hình sự.
Người nào có hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
– Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+) Có tổ chức;
+) Phạm tội 02 lần trở lên;
+) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+) Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
+) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại
Hành vi sử dụng giấy tờ giả bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Việc sử dụng các giấy tờ giả mang lại nhiều nguy hiểm và hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội. Đây là một hành vi phạm pháp và có thể bị xem là tội phạm. Nếu bị phát hiện, bạn có thể bị kết án và phải đối mặt với hậu quả pháp lý nghiêm trọng, bao gồm phạt tiền, án tù và hậu quả dài hạn về lâu dài trong dư luận. Do đó, việv sử dụng giấy tờ hợp pháp, tuân thủ pháp luật là rất quan trọng để duy trì trật tự và an toàn của cộng đồng.
Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử hoặc tại trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp bị tẩy, xóa, sửa chữa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người đứng tên trong văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Hiện nay không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các loại giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, nếu cá nhân nào có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức mức phạt sẽ từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 10 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 hướng dẫn về việc xác định tội phạm đối với hành vi làm giả giấy tờ như sau:
Người thực hiện hành vi làm giả các giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức?
Hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự), nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).
Theo đó, do hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm cùng lúc đối với cả 02 khách thể khác nhau.
Vì thế, khi xử lý cần xem xét hành vi nếu có đủ yếu tốc cấu thành tội phạm thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự vè và 02 tội phạm là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Căn cứ theo Điều 340 Bộ luật hình sự 2015,người nào tự ý sửa chữa giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức thì tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị truy cứu mức phạt tù cao nhất lên đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.