Nhân viên pháp chế là người chịu trách nhiệm về các khía cạnh pháp lý và quy định của doanh nghiệp. Họ sẽ đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn pháp luật để bảo vệ danh tiếng của công ty. Song song, cung cấp tư vấn pháp lý cho ban lãnh đạo về mọi vấn đề liên quan. Những vị trí pháp chế trong cơ quan nhà nước sẽ có những chế độ ưu đãi nhất định so với các doanh nghiệp tư nhân. Để tìm hiểu thêm bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết “Làm công tác pháp chế được hưởng những chế độ gì?” của Luật sư X.
Công tác pháp chế là gì?
Công tác pháp chế được hiểu là hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể nhằm thực thi pháp luật. Công tác pháp chế có vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Như vậy, pháp chế, công tác pháp chế có vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nghị định 55/2011/CP-NĐ đã quy định rõ chức năng cũng như quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế từ trung ương đến địa phương. Trong đó quy định rõ, ở cấp tỉnh, căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thành lập phòng pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn theo đặc thù riêng của từng địa phương và ở các cơ quan chuyên môn theo quy định.
Hoạt động các tổ chức pháp chế
- Thứ nhất, công tác xây dựng văn bản
- Thứ hai, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Thứ ba, công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
- Thứ tư, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thứ năm, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Thứ sáu, công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính
- Thứ bảy, Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng
- Thứ tám, Công tác bồi thường nhà nước
- Thứ chín, công tác đánh giá tác động thủ tục hành chính
Làm công tác pháp chế được hưởng những chế độ gì?
Chế độ phụ cấp đối với cán bộ pháp chế cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 11, Điều 12, Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế như sau:
Điều 11. Người làm công tác pháp chế
Người làm công tác pháp chế bao gồm:
1. Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
3. Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.
Điều 12. Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế
1. Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế
a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
2. Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định này được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.
3. Doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế.
Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA
Hiện nay có rất nhiều khóa học pháp chế cho sinh viên ngành luật lựa chọn ở khắp nơi. Tuy nhiên, khóa học chất lượng, đào tạo từ cơ bản, hướng đến người học thì Học viện đào tạo pháp chế ICA là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực đào tạo nhân viên n pháp chế. Tại Hà Nội, học viện ICA là lựa chọn tốt, là một trong những cơ sở tốt về đào tạo cho người muốn làm pháp chế. Học viện được thành lập bởi công ty TNHH Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp ICA.
Khoá học pháp chế của Học viện ICA được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho giúp cho ngành luật của Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhiều hơn nữa. Với mục đích đào tạo nguồn nhân lực, những chuyên viên pháp chế sau khi tham gia khoá học pháp chế doanh nghiêp này của Học viên đào tạo pháp chế ICA sẽ trở thành những nhân vật có tiếng nói, có tầm ảnh hưởng thúc đẩy, giới thiệu ngành nghề này đến với nhiều người hơn nữa.
Khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA với quy trình giảng dạy dễ hiểu hơn bao giờ hết sẽ giúp học viên tiếp nhận kiến thức nhanh chóng, hiệu quả. Học viên đào tạo pháp chế ICA sở hữu đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Hầu hết tất cả những học viên đều đánh giá là giảng dạy dễ hiểu, cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, trang bị cho học viên những kinh nghiệm làm nghề tuyệt vời.
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: phapche.edu.vn@gmail.com
Mời bạn xem thêm
- Công việc pháp chế doanh nghiệp như thế nào?
- Làm pháp chế doanh nghiệp lương bao nhiêu?
- Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành
Câu hỏi thường gặp:
Các ngân hàng đều có phòng/ban pháp chế và mỗi ngân hàng đều có một cách thức tổ chức riêng biệt. Tùy thuộc từng ngân hàng mà cơ cấu của phòng/ban pháp chế sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, tựu chung thì phòng/ban pháp chế ngân hàng sẽ bao gồm các bộ phận:
Bộ phận tổng hợp và tư vấn;
Bộ phận xử lý nợ;
Bộ phận pháp lý chứng từ;
Bộ phận quản lý đầu tư…
Mỗi bộ phận sẽ có một nhiệm vụ riêng biệt tùy thuộc vào ban Pháp chế quy định.
Trong đó:
Trưởng phòng/ban pháp chế sẽ tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo ngân hàng về công tác của phòng/ban mình.
Phó trưởng phòng/ban có nhiệm vụ giúp trưởng phòng/ban chỉ đạo điều hành một số mặt công tác của phòng/ban theo phân công của trưởng phòng/ban và chịu trách nhiệm trước trưởng ban về nhiệm vụ được phân công.
Nhân viên pháp chế trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa pháp luật và kinh doanh. Họ là người đứng giữa, giúp các nhà quản trị, điều hành ngân hàng đưa pháp luật vào thực tế hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Chuyên viên phòng/ban pháp chế được quyền tham mưu, đề xuất ý kiến giải quyết công việc với trưởng phòng/ban của mình.
Ngoài ra, phòng/ban pháp chế được quyền yêu cầu các cá nhân, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ từ Ban lãnh đạo.
Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế hiện nay được đánh giá là khá cao. Mức lương của pháp chế doanh nghiệp sẽ cao hơn so với các ngành, nghề luật khác và pháp chế ngân hàng lại cao hơn so với mặt bằng chung của nghề pháp chế.
Theo đó, phần lớn các ngân hàng sẵn sàng đầu tư vào vị trí này với mức lương khá hấp dẫn:
Từ 13 – 15 triệu đồng/tháng đối với chuyên viên pháp chế ngân hàng;
Trưởng/phó phòng/ban pháp chế có thể dao động từ 30 – 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành ngân hàng nên vị trí pháp chế ngân hàng sẽ yêu cầu cao khi tuyển dụng, đòi hỏi ứng viên phải thật sự có chuyên môn, kinh nghiệm thì mới có thể đảm đương được công việc.
Dù pháp chế ngân hàng là mơ ước của nhiều người nhưng không hề đơn giản để có thể trở thành nhân viên pháp chế ngân hàng.