Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hoàng Tôn, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Tôi đang cần làm thẻ căn cước công dân nhưng do công việc quá bận với lại quê gốc nơi có hộ khẩu thường trú tôi tận ngoài Đà Nẵng nên chỉ có thể làm ở nơi tạm trú, trên TP Hồ Chí Minh này. Tôi băn khoăn nếu làm căn cước công dân ở đây thì thực hiện như thế nào, cần những giấy tờ gì theo pháp luật quy định. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề làm Căn cước công dân ở nơi tạm trú cần những gì không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Làm Căn cước công dân ở nơi tạm trú cần những gì?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Như vậy, thẻ CCCD được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu như thế nào?
Tại khoản 1 Điều Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu như sau:
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điều vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Mất thẻ CCCD khi đi du lịch có được làm lại tại nơi tạm trú không?
Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD), cụ thể:
Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 quy định công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Đối chiếu quy định trên, hiện nay không bắt buộc làm thẻ CCCD tại nơi thường trú, do đó bạn hoàn toàn có thể làm thẻ CCCD tại nơi tạm trú.
Làm Căn cước công dân ở nơi tạm trú cần những gì?
Người dân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh về nơi thường trú của mình. Như vậy, người dân cần phải mang theo CMND/CCCD cũ, sổ hộ khẩu bản chính để cán bộ tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu, không chấp nhận hộ khẩu sao y chứng thực. Giấy khai sinh hoặc một số giấy tờ hộ tịch khác chỉ yêu cầu xuất trình khi cán bộ cần phải đối chiếu, xác minh một số dữ liệu về ngày tháng sinh, hộ tịch… mà trên CMND/CCCD và sổ hộ khẩu bị thiếu, không rõ ràng…
Trường hợp người dân không có nơi thường trú (không có hộ khẩu) kéo theo không có giấy tờ CMND thì hiện nay cơ quan chức năng chưa giải quyết cấp CCCD được.
Trường hợp người dân bị xóa khẩu thì cần nhập hộ khẩu lại để được cấp đổi CCCD.
Trường hợp người dân chưa có đăng ký thường trú thì cần đăng ký (nhập hộ khẩu) theo các diện như: vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột.
Đối với trường hợp người không có quốc tịch Việt Nam (người nước ngoài, người không quốc tịch…) kéo theo không có các giấy tờ hộ tịch, nhân thân (khai sinh, hộ khẩu, CMND…) thì không có cơ sở để cơ quan chức năng giải quyết cấp CMND/CCCD theo quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Làm Căn cước công dân ở nơi tạm trú cần những gì?”, Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề: thủ tục làm đơn ly hôn như thế nào,… Nếu quy khách hàng còn phân vân, cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… hãy liên hệ cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Thay đổi từ CMND sang CCCD trên BHXH như thế nào?
- Cập nhật số CCCD trên sổ hồng như thế nào?
- Năm 2022, căn cước công dân có bắt buộc không?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về phạt cảnh cáo như sau:
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Theo đó, ra đường không mang theo căn cước công dân nếu bị phạt cảnh cáo thì phải lập quyết định xử phạt bằng văn bản.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC thì mức thu lệ phí của công dân khi chuyển từ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước công dân có gắn chip được quy định như sau:
– Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Tại khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân , cụ thể:
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
– Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Những thông tin được in trên thẻ căn cước công dân sẽ được mặc định, không thay đổi, kể cả khi được cấp lại hay người dân thay đổi nơi ở.