Chúng ta không khó để bắt gặp những người lái xe uống rượu nhưng vẫn tham gia điều khiển giao thông. Rõ ràng nếu uống rượu và lái xe đã là vi phạm. Vậy nếu lái xe uống rượu đâm chết người bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu nha!
Xin chào Luật sư X,
Tôi có một người bạn, có uống rượu và lái xe. Trong quá trình điều khiển xe bạn tôi đã đâm phả một người đang đi xe máy phía ngược chiều tôi. Vì có uống rượu nên không làm chủ được tốc độ dẫn tới việc gây tai nạn và khiến người đi xe máy tử vong.
Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này bạn tôi sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Bạn tôi có phải đi tù không? Nếu có thì là bao nhiêu năm? Bạn tôi sẽ phải bồi thường cho gia đình người bị tai nạn giao thông những khoản gì?
Mong Luật sư phản hồi, tôi xin cảm ơn!
Cơ sở pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Bộ Luật Dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Lái xe uống rượu đâm chết người bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định trên thì nếu người bạn của bạn gây tai nạn; do vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ; hoặc trong người có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép; mà gây tai nạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là chết người.
Thì người gây tai nạn là bạn của bạn sẽ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp này, nếu lái xe có nồng độ cồn trong máu; hoặc hơi thở vượt quá mức quy định cho phép; thì bạn của bạn sẽ phạm tội thuộc khoản 2 Điều 260. Theo đó, mức phạt tù được áp dụng là từ 3 đến 10 năm tù.
Tuy nhiên, về mức phạt tù cụ thể cần căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội; các tình tiết tăng nặng cũng như tình tiết giảm nhẹ mà người này có; Tòa án sẽ đưa ra mức phạt tù phù hợp.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, ngoài trách nhiệm hình sự mà bạn của mình phải chịu; thì người này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự cho gia đình bạn; theo quy định Điều 591 Bộ luật dân sự 2015.
Mức bồi thường căn cứ vào thiệt hại thực tế: chi phí khắc phục hậu quả, mai táng phí, thiệt hại về tinh thần.
Mức bồi thường thiệt hại do lái xe uống rượu đâm chết người
Căn cứ theo Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015, thi:
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo đó, bên cạnh hình phạt tù người gây ra hậu quả còn phải chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại khi gây chết người:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận…
Nếu các bên không thể thỏa thuận được; thì bên gia đình người bị tai nạn có thể nộp đơn để khởi kiện ra tòa án; để yêu cầu Tòa án giải quyết. Và cũng cần lưu ý rằng, khi bên bị thiệt hại đã nộp đơn kể cả có rút lại đơn thì Tòa án vẫn sẽ tiến hành thụ lý giải quyết.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận để đi đến tiếng nói chung; thì bên bị hại có quyền làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết. Cụ thể được quy định trong Bộ Luật tố tụng Hình sự
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện theo pháp luật của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Lái xe uống rượu đâm chết người bị xử phạt như thế nào? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833 102 102 Xin cảm ơn!
Câu hỏi thường gặp:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6).
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6).
Nếu không có hoặc không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Không có Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 8 Điều 21).