Xin chào Luật sư X. Hiện tại tôi có thắc mắc như sau: Chồng tôi trong lúc làm việc đã vô ý làm chết 01 đồng nghiệp, xin hỏi là bây giờ chồng tôi có bị phạt tù không? Lái xe nâng hàng làm chết người trong lúc làm việc có ở tù không? Công ty của chồng tôi có chịu trách nhiệm gì không? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Lái xe nâng hàng làm chết người trong lúc làm việc có ở tù không?
Theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:
“Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
Cùng đó, theo khoản 97 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
…
97. Sửa đổi, bổ sung Điều 295 như sau:
“Điều 295. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy theo quy định hiện hành thì việc làm chết người trong lúc đang làm việc nếu do vô ý làm chết người sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp có yếu vi phạm quy định về an toàn lao động tại nơi đông người gây ra chết người thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khi nào gây tai nạn giao thông mà không phải ngồi tù?
Theo Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định trách nhiệm của người tham gia giao thông khi gây ra tai nạn tại Điều 260. Cụ thể, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt tù trong trường hợp:
– Làm chết người;
– Gây tổn hại sức khỏe, thương tích của 01 người với tỷ lệ 61% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
Căn cứ vào mức độ, tính chất của hành vi, người nào phạm tội này có thể bị phạt cao nhất lên đến 15 năm tù nếu:
– Làm chết 03 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 03 người trở lên với tổng tỷ lệ là 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên;
Như vậy, trong trường hợp làm chết người khi vi phạm giao thông thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù đến 15 năm.
Với quy định nêu trên, người tham gia giao thông chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:
– Không chấp hành quy định về an toàn giao thông
– Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Do đó, nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng không vi phạm quy định giao thông: đi đúng phần đường, đúng tốc độ… chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ thì sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Lúc này, người gây ra tai nạn chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.
Công ty có phải chịu trách nhiệm gì khi nhân viên gây tai nạn chết người trong lúc làm việc hay không?
Theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau:
“Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”
Như vậy, công ty là pháp nhân trong trường hợp này sẽ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của chồng bạn gây ra khi đang thực hiện công việc được công ty giao. Nhưng công ty cũng có quyền yêu cầu người có lỗi là chồng bạn trả một khoản tiền theo như quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mất hộ chiếu có được trình báo tại nơi tạm trú hay không?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lái xe nâng hàng làm chết người trong lúc làm việc có ở tù không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ khởi kiện gồm:
– Đơn khởi kiện (Theo mẫu)
– Các giấy tờ liên tài liệu chứng minh thiệt hại (biên bản do phòng cảnh sát giao thông lập, văn bản thỏa thuận của 2 bên, giấy tờ chứng minh thiệt hại về xe, giấy tờ xe……
-Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu người khởi kiện (bản sao công chứng, chứng thực)
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử lý như sau:
– Đối với người điều khiển ô tô: Mức phạt từ 16 – 18 triệu đồng.
– Đối với người điều khiển xe máy: Mức phạt từ 06 – 08 triệu đồng.
– Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: Mức phạt từ 10 – 12 triệu đồng.
Ngoài mức xử phạt hành chính, người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.