Ngày nay, việc vợ chồng không thể tiếp tục chung sống được với nhau dẫn đến quyết định ly hôn là chuyện không hiếm để bắt gặp, đặc biệt là đảng viên. Trường hợp đảng viên sau khi ly hôn không thực hiện việc cấp dưỡng cho con có vi phạm pháp luật không? Hay có những quy định xử lý nào đối với trường hợp đảng viên không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý:
Điều lệ đảng cộng sản việt nam 2011
Quy định 69/QĐ-TW năm 2022
Trước khi đi vào vấn đề chính hãy cùng luật sư X phân tích về các khái niệm để làm rõ về nội dung này nhé.
Ly hôn là gì?
Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 về giải thích từ ngữ quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì quyết định hoặc bản án sẽ có hiệu lực ngay kể từ thời điểm tuyên án.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn thì Căn cứ theo Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: thời hạn có hiệu lực của bản án hay quyết định của tòa án là 15 ngày kể từ ngày tuyên án mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát không tham dự tại tòa được tính từ ngày Viện kiếm sát nhận được bản án hay quyết định của tòa án.
Như vậy, một đảng viên được coi là chấm dứt hợp pháp mối quan hệ vợ chồng khi quyết định hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Đảng viên là ai?
Đảng viên theo quy định pháp luật là những người đủ điều kiện và được Đảng cộng sản Việt Nam kết nạp theo Khoản 2 Điều 1 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022.
Như vậy, những người được coi là đảng viên khi đủ điều kiện và Được đảng cộng sản Việt Nam kết nạp theo đúng quy định pháp luật. Những đảng viên sẽ phải mang trên mình những trách nhiệm, quyền lợi nhiều hơn người dân bình thường kể cả xã hội cùng trong chế độ hôn nhân gia đình.
Cấp dưỡng là gì?
Căn cứ theo Khoản 24, Điều 3, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cái chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động, tài sản…
Có bắt buộc cấp dưỡng sau ly hôn?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.“
Như vậy việc cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn mà không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên tại Điều 166 Luật Hôn nhân gia đình quy định mức cấp dưỡng được vợ chồng thỏa thuận phụ thuộc vào mức thu nhập và khả năng của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. chính vì vậy mà cấp dưỡng là nghĩa vụ phải làm nhưng cấp dưỡng bao nhiêu thì phụ thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng sau khi ly hôn.
Đồng thời các bên cũng phải thỏa thuận về thời điểm cấp dưỡng có thể là tháng, quý, nửa năm, hằng năm hoặc một lần. Trường hợp một bên gặp khó khăn, không có khả năng cấp dưỡng thì các bên có thể cùng nhau thỏa thuận về tạm ngừng cấp dưỡng hay thay đổi phương thức cấp dưỡng.
Đảng viên vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng thì có bị kỷ luật?
Như đã phân tích ở trên, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con không trừ bất kỳ cá nhân nào cả. và đối với đảng viên thì được pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ của mình đối với gia đình:
Tại quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 51 Quy định 69/QĐ-TW quy định về hình thức xử lý kỷ luật khai trừ khỏi đảng đối với đảng viên không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Như vậy đối với đảng viên nếu không thực hiện cấp dưỡng đúng theo thỏa thuận thì sẽ bị kỷ luật cao nhất đó là khai trừ ra khỏi đảng.
Các hình thức xử lý khác khi không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?
Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đúng như thỏa thuận thì có thể đối mặt với việc bị xử phạt hành chính theo Điểm b, Khoản 1, Điều 57 nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ ngoài ra bên vi phạm còn phải tiếp tục thực hiện đúng theo thỏa thuận
Trong một số trường hợp các bên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trường hợp làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, đối với đảng viên vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng ngoài việc bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi đảng mà còn đối mặt với việc bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ. Ngoài ra tùy theo từng trường hợp mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mời bạn xem thêm:
- quy định về cấp dưỡng theo pháp luật hiện hành?
- Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng năm 2022?
- Nguyên tắc cấp dưỡng sau khi ly hôn?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là giải đáp của Luật sư X về vấn đề “cấp dưỡng sau khi ly hôn của đảng viên”. Mong rằng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ đáp ứng cho thắc mắc của bạn.
Để có thêm thông tin giải đáp các thắc mắc về pháp lý, thủ tục cấp dưỡng, những vấn đề về hôn nhân gia đình và các vấn đề dân sự khác liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Trân trọng!
Căn cứ theo Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định: Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Cách đơn giản nhất là các bên tự thỏa thuận lại với nhau về mức cấp dưỡng có hợp lý chưa và trao đổi lại thời gian cấp dưỡng. đây là cách tiết kiệm thời gian và tài sản nhất
2. Yêu cầu thi hành án
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự, kể từ ngày quyết định, bản án ly hôn có hiệu lực thì người được cấp dưỡng được yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng trong thời hạn 05 năm.
3. Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền.
Nếu trong bản án, quyết định ly hôn không quy định cụ thể về việc cấp dưỡng vợ, chồng người trực tiếp nuôi con có quyền khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng từ đối phương.