Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trần Trang, tôi có một căn nhà ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã bỏ không suốt 3 năm nay. Vừa rồi có một người nước ngoài đến hỏi tôi thuê để có thể kinh doanh dịch vụ homestay ở đây. Anh ấy muốn thỏa thuận ký kết với tôi nhanh chóng nhất có thể và muốn được ký kết hợp đồng thuê bằng tiền đôla Mỹ. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tôi ký kết hợp đồng bằng tiền đôla nên không rõ lắm về các quy định pháp luật, liệu điều đó có trái quy định gì hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi ký hợp đồng thuê nhà bằng tiền USD được không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Ký hợp đồng thuê nhà bằng tiền USD được không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhà ở năm 2014
- Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi bổ sung năm 2013
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP
Thuê nhà có cần làm hợp đồng thuê nhà không?
Căn cứ theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng về nhà ở như sau:
– Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
– Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Cam kết của các bên;
– Các thỏa thuận khác;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Như vậy, việc làm hợp đồng thuê nhà khi thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên. Và bắt buộc phải được lập thành văn bản.
Việc cho thuê đất với hình thức thanh toán bằng ngoại tệ có thể bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối như sau:
Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
k) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bàng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật;
…
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
..
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
h) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
…”
Ký hợp đồng thuê nhà bằng tiền USD được không?
Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối được quy định tại khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
13. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
Nguyên tắc này được quy định chi tiết tại Điều 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN: “Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”.
Như vậy, việc các bên trong hợp đồng thuê nhà thỏa thuận định giá, ghi giá bằng ngoại tệ là vi phạm quy định pháp luật, dù có quy đổi giá trị tương đương bằng Đồng Việt Nam và theo đó có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng theo điểm n khoản 4 Điều 23 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP.
Như vậy, để hạn chế trường hợp hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu nếu xảy ra tranh chấp do thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ, các bên nên thỏa thuận đồng tiền thanh toán và thực hiện thanh toán bằng Đồng Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Ký hợp đồng thuê nhà bằng tiền USD được không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ giá đất bồi thường khi thu hồi đất,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn năm 2023
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà có được hay không?
- Thực hiện không đúng các hợp đồng thuê nhà là vi phạm gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật Nhà ở 2014 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
…
2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
c) Nhà ở cho thuê không còn;
d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luật này.
Gia hạn hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên để tiếp tục thời gian thực hiện hợp đồng. Sau khi xác lập thỏa thuận gia hạn hợp đồng thì hợp đồng đã ký sẽ kéo dài về mặt thời gian.
Ngoài ra, Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Theo đó, trường hợp hợp đồng đã hết thời hạn nhưng người thuê vẫn ở và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên cho thuê đồng nghĩa với việc xác lập giao dịch dân sự thông qua hành vi cụ thể là thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Tuy nhiên, việc xác lập giao dịch này không đương nhiên xem là gia hạn hợp đồng vì khi hết thời hạn hợp đồng thì đã thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng, khi đó quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đã kết thúc, do đó không thực hiện gia hạn hợp đồng được.
Căn cứ Điều 129 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
“Điều 129. Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở
…
2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở.