Hợp đồng là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong một mối quan hệ dân sự. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc…. Với mỗi loại hợp đồng khác nhau sẽ có một quy định ký kết khác nhau. Đặc biệt là đối với hợp đồng thử việc vì đây là loại hợp đồng được ký kết trước khi hai bên chính thức ký hợp đồng lao động. Hiện nay những quy định về hợp đồng thử việc đối với nguòi lao động trong nước khá phổ biến nhưng đối với lao động nước ngoài thì vẫn chưa được phổ biến rộng rãi dù cho đây là lực lượng lao động có tính kỹ thuật cao. Vậy quy định về ký hợp đồng thử việc với người nước ngoài như thế nào? Để làm rõ vấn đề này mời bạn đón đọc bài viết “Ký hợp đồng thử việc với người nước ngoài” đưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp Việt Nam có được ký hợp đồng thử việc với người nước ngoài không?
Hợp đồng thử việc là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử. Như vậy, những thỏa thuận liên quan đến công việc làm thử như điều kiện làm việc, quyền và lợi ích giữa các bên… sẽ được ghi nhận tại hợp đồng thử việc. Khi có thỏa thuận và việc làm thử, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động. Thay vì ký hợp đồng thử việc, các bên cũng có thể ký hợp đồng lao động, trong đó có điều khoản về thử việc.
Với việc giao kết hợp đồng lao động để thử việc, người lao động sẽ được đảm bảo đầy đủ quyền lợi hơn so với hợp đồng thử việc.
Căn cứ tại Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
- Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
- Người sử dụng lao động.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Căn cứ vào Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thử việc
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
- Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
- Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo như quy định trên, người lao động nước ngoài cũng một trong những đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động 2019.
Vậy nên, người sử dụng lao động Việt Nam có thể thỏa thuận thử việc với người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Thử việc với lao động nước ngoài có bắt buộc lập thành hợp đồng?
Thử việc là khoảng thời gian làm việc tại một công ty, tổ chức trước khi được ký hợp đồng trở thành nhân viên chính thức. Thời gian thử việc có thể là 1 tháng, 2 tháng, hoặc 3 – 6 tháng. Bạn thường phải làm gì trong thời gian thử việc, có khác gì so với thực tập?
Thông thường, nhân viên thử việc sẽ được làm quen dần với công việc chính thức của mình ở mức độ ban đầu, các công việc sẽ không đơn giản như khi thực tập. Sau thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu, người lao động được ký hợp đồng làm việc chính thức. Trong thời gian thử việc, nhân viên được hưởng các quyền lợi gì phụ thuộc vào chính sách của từng công ty.
Thử việc với lao động nước ngoài có bắt buộc lập thành hợp đồng?
Như đã phân tích, thử việc không phải là quy định bắt buộc nên các bên có quyền lựa chọn thử việc hoặc không thử việc.
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 24 BLLĐ 2019 đã dẫn chiếu, nếu có thỏa thuận về làm thử, các bên có thể ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc.
Vì vậy, không nhất thiết phải ký hợp đồng thử việc thì mới được thử việc, các bên có thể ký luôn hợp đồng lao động và có ghi nhận nội dung thử việc trong đó.
Với việc ký hợp đồng lao động có ghi nhận nội dung thử việc, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng lợi trực tiếp bằng việc được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ngay từ khi thử việc.
Hằng tháng, doanh nghiệp và người lao động nước ngoài sẽ phải đóng BHXH căn cứ vào tiền lương tháng của người lao động đó với tỷ lệ tương ứng như sau:
Thời điểm đóng | Người sử dụng lao động | Người lao động | ||
Quỹ ốm đau – thai sản | Quỹ TNLĐ – BNN | Quỹ hưu trí– tử tuất | Quỹ hưu trí – tử tuất | |
Từ 01/12/2018 – 30/6/2021 | 3% | 0,5% | 0 | 0 |
Từ 01/7/2021 – 31/12/2021 | 3% | 0 | 0 | 0 |
Từ 01/01/2022 | 3% | 0,5% | 14% | 8% |
Có thể ký hợp đồng lao động với lao động nước ngoài khi chưa có giấy phép lao động không?
Giấy phép lao động là một văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan chức năng của nước tiếp nhận, cho phép người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại quốc gia đó. Trên giấy phép lao động ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
Giấy phép lao động không chỉ đảm bảo quyền lợi của người lao động nước ngoài mà còn giúp chính phủ quản lý và kiểm soát nguồn lao động nước ngoài trên lãnh thổ của họ. Để được cấp giấy phép lao động, người lao động cần tuân thủ các quy định và điều kiện của nước tiếp nhận, bao gồm cả việc chịu một số chi phí liên quan.
Giấy phép lao động cho người nước ngoài là một dạng của giấy phép trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước tiếp nhận thẩm định các điều kiện cơ bản của pháp luật đối với từng trường hợp người nước ngoài có nhu cầu làm việc, công tác tại quốc gia đó (là người lao động có hưởng lương) theo quy định của Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 7 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định 152, trước khi tuyển người lao động nước ngoài làm việc trong trường hợp trên này, công ty không cần phải xin được chấp thuận về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trước từ Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Mặt khác, theo khoản 2 Điều 8 của Nghị định 152, trong trường hợp làm việc với thời hạn nêu trên, công ty cũng không phải thực hiện thủ tục xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GIấy phép lao động.
Do vậy, nếu người lao động nước ngoài đáp ứng các điều kiện của một chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật, người lao động nước ngoài này có thể làm việc dưới 30 ngày cho công ty mà không cần phải có Giấy phép lao động hoặc thực hiện các thủ tục khác. Và bởi vậy, người lao động nước ngoài và công ty có thể ký với nhau hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng hoặc thỏa thuận thử việc (hợp đồng thử việc) nhưng cũng chỉ có thời hạn dưới 30 ngày.
Việc ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận thử việc phải được thực hiện giữa công ty tại Việt Nam và người lao động nước ngoài, bởi vì nếu công ty ở nước ngoài ký hợp đồng lao động trong trường hợp này thì việc người lao động nước ngoài sang làm việc tại công ty ở Việt Nam được xem như trường hợp người lao động di chuyển nội bộ trong công ty. Và do vậy người lao động nước ngoài phải đáp ứng điều kiện đã được công ty nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng theo Điều 3.1 của Nghị định 152.
Có thể ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm mà không cần xin giấy phéo lao động. (Đối tượng không cần giấy phép lao động và không cần xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động).
Mời bạn xem thêm
- Các trường hợp không được hưởng ưu đãi thuế TNDN là gì?
- Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà năm 2023 như thế nào?
- Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Ký hợp đồng thử việc với người nước ngoài chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Ký hợp đồng thử việc với người nước ngoài” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Liên quan đến thử việc, khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã quy định như sau:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Theo đó, thử việc là thỏa thuận không bắt buộc phải có khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Nhưng nếu có nhu cầu về việc làm thử, các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận thử việc trong nội dung hợp đồng lao động.
Mặc dù quy định trên không nêu cụ thể là áp dụng cho người lao động Việt Nam hay lao động nước ngoài nhưng khoản 3 Điều 2 BLLĐ 2019 đã nêu rõ, người lao động nước cũng thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.
Vì vậy, quy định trên cũng sẽ được áp dụng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, nếu thấy cần thiết, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu cầu thử việc với người lao động nước ngoài.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải đáp ứng được các điều kiện trên. Trong đó có điều kiện phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trừ các trường hợp:
– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
– Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
– Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Vậy nên, nếu người lao động nước ngoài không thuộc các trường hợp trên thì vẫn phải xin giấy phép lao động khi thử việc tại Việt Nam.
Căn cứ Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, quy định trình tự cấp giấy phép lao động như sau:
– Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:
+ Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và k khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
+ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
+ Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
– Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.