Trong quá trình tìm kiếm thông tin về bất động sản, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các ký hiệu đất trên bản đồ địa chính. Tuy nhiên, đối với nhiều người mà nói thì vẫn chưa nắm rõ các ký hiệu này tượng trưng cho loại đất nào. Đặc biệt, nhiều người khi tìm hiểu về đất nuôi trồng thủy sản lại chưa nắm rõ các quy định về ký hiệu trên bản đồ của loại đất này. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Ký hiệu đất nuôi trồng thủy sản là gì? Quy định về ký hiệu và mục đích sử dụng của các loại đất nông nghiệp như thế nào? Đất nuôi trồng thủy sản có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất không? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Ký hiệu đất nuôi trồng thủy sản là gì?
Trên các giấy tờ liên quan đến bất động sản đất đai, nhà ở luôn có những ký hiệu mà nhiều người chưa nắm rõ. Đây chủ yếu là các ký hiệu cơ quan nhà nước biểu thị cho các loại đất mang đặc trưng nhất định. Đối với đất nuôi trồng thủy sản, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Ký hiệu đất nuôi trồng thủy sản là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Từ quy định trên thì đất nuôi trồng thủy sản thuộc loại đất nông nghiệp, ký hiệu NTS là Đất nuôi trồng thủy sản.
Quy định về ký hiệu và mục đích sử dụng của các loại đất nông nghiệp như thế nào?
Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với loại đất nông nghiệp hiện nay. Vì chiếm số lượng khá lớn trong đại đa số diện tích đất trên lãnh thổ nước ta nên để nhận diện từng loại đất khác nhau, pháp luật ký hiệu đất đai bằng các ký hiệu riêng biệt trên bản đồ địa chính. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định về ký hiệu và mục đích sử dụng của các loại đất nông nghiệp như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Ký hiệu của các loại đất nông nghiệp được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT như sau:
NNP: Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (kể cả đất làm bờ lô, bờ thửa nằm trong khu đất của một đối tượng sử dụng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp của đối tượng đó).
(1) Đất sản xuất nông nghiệp – SXN, gồm:
– Đất trồng cây hằng năm – CHN: Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm:
+ Đất trồng lúa – LUA:
Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP, khoản 11 Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản.
Đất trồng lúa bao gồm:
++ Đất chuyên trồng lúa nước – LUC: Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
++ Đất trồng lúa nước còn lại – LUK: Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
++ Đất trồng lúa nương – LUN: Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
+ Đất trồng cây hàng năm khác – HNK: Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như các loại cây rau, màu; kể cả cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm:
++ Đất bằng trồng cây hàng năm khác – BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
++ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác – NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.
– Đất trồng cây lâu năm – CLN: Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, bao gồm:
+ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;
+ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;
+ Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;
+ Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).
(2) Đất lâm nghiệp – LNP
Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng.
– Đất rừng sản xuất – RSX: Đất rừng sản xuất có mục đích cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất.
+ Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên – RSN.
+ Đất có rừng sản xuất là rừng trồng – RST.
+ Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất – RSM.
– Đất rừng phòng hộ – RPH. Đất rừng phòng hộ bao gồm: đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất có rừng phòng hộ là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ.
+ Đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên – RPN
+ Đất có rừng phòng hộ là rừng trồng – RPT
+ Đất đang được sử dụng để phát triển rừng phòng hộ – RPM
– Đất rừng đặc dụng – RDD. Đất rừng đặc dụng được sử dụng cho mục đích chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng (như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia).
Đất rừng đặc dụng bao gồm: đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.
+ Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên – RDN.
+ Đất có rừng đặc dụng là rừng trồng – RDT.
+ Đất đang được sử dụng để phát triển rừng đặc dụng – RDM.
(3) Đất nuôi trồng thuỷ sản – NTS: Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
(4) Đất làm muối – LMU: Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
(5) Đất nông nghiệp khác – NKH: Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, kể cả các loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Mời bạn xem thêm: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Đất nuôi trồng thủy sản có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất không?
Mỗi loại đất được phân loại phần lớn đều dựa vào yếu tố mục đích sử dụng đất là chủ yếu, do đó, khi không còn nhu cầu sử dụng đất đai theo mục đích ban đầu nữa thì nhiều chủ sở hữu muốn làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên không phải loại đất nào pháp luật cũng cho phép chuyển đổi mục đích, vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Đất nuôi trồng thủy sản có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
– Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.
– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm.
– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Theo căn cứ trên, đất nuôi trồng thủy sản nằm trong nhóm đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp nếu như đáp ứng các yêu cầu sẽ được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Ký hiệu đất nuôi trồng thủy sản là gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013.
Theo quy định tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013 quy định về hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho mỗi cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
– Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất.
– Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác: không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất.
– Giao tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.