Mỗi loại đất sẽ được ký hiệu khác trên sổ đỏ hay bản đồ địa chính để dễ dang dàng nhận biết loại đất và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, đối với những người sử dụng đất chưa nắm được các ký hiệu đất thì việc đọc hiểu sẽ khó khăn hơn. Trong đó, các loại đất rừng như đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cũng có ký hiệu riêng. Nhiều người sử dung đất rừng hiện nay chưa nắm rõ được ký hiệu của các loại đất này. Vậy, Ký hiệu các loại đất rừng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định ký hiệu các loại đất
Căn cứ vào điều 10 Luật đất đai 2013 quy định về phân loại đất được chia làm 3 nhóm chính đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trên bản đồ, loại đất được thể hiện bằng kí hiệu chữ theo quy định.
Trong 3 nhóm đất nêu trên có rất nhiều loại đất khác nhau và thường bản đồ được thu nhỏ nên khi thể hiện trên bản đồ được thể hiện dưới dạng ký hiệu.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính thì dữ liệu loại đất bao gồm tên gọi loại đất và mã (ký hiệu) của loại đất được thể hiện như sau:
“a) Loại đất được xác định và thể hiện bằng tên gọi trên sổ địa chính và bằng mã trên bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai cho từng thửa đất, đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất;
b) Loại đất thể hiện trên sổ địa chính theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được Nhà nước giao quản lý đất. Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì xác định và thể hiện theo loại đất hiện trạng đang sử dụng tại thời điểm đăng ký. Các loại đất thể hiện bao gồm:
– Nhóm đất nông nghiệp gồm các loại: Đất chuyên trồng lúa nước; đất trồng lúa nước còn lại; đất trồng lúa nương; đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác;
– Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại: Đất ở tại nông thôn; đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất quốc phòng; đất an ninh; đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở ngoại giao; đất xây dựng công trình sự nghiệp khác; đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa; đất có danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác; đất cơ sở tôn giáo; đất cơ sở tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa hoặc đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng hoặc đất làm nhà hỏa táng hoặc đất làm nhà tang lễ; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác;
– Nhóm đất chưa sử dụng thể hiện đối với trường hợp đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, gồm các loại: Đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây;
c) Trường hợp loại đất hiện trạng sử dụng khác với loại đất theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được Nhà nước giao quản lý đất thì thể hiện cả loại đất theo hiện trạng và loại đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được Nhà nước giao quản lý đất vào sổ mục kê đất đai và bản đồ địa chính;
d) Mã loại đất thể hiện trên sổ mục kê đất đai và bản đồ địa chính thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính và được giải thích theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
đ) Trường hợp thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất đồng thời vào nhiều mục đích khác nhau mà không phân biệt ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì thể hiện tất cả các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích mà trong đó có mục đích chính, mục đích phụ thì phải ghi chú thêm chữ “(là chính)” hoặc chữ “(là phụ)” sau từng mục đích. Ví dụ: “Đất trồng lúa (là chính); đất nuôi trồng thủy sản (là phụ)”.
Thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở trong khu dân cư mà không được công nhận toàn bộ thửa đất là đất ở thì phải xác định diện tích theo từng mục đích: Đất ở và đất nông nghiệp theo hiện trạng đang sử dụng (là đất trồng cây hàng năm khác hoặc đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản).“
Ý nghĩa việc ký hiệu các loại đất
Việc phân loại, xác định loại đất có vai trò rất quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng và sở hữu mảnh đất đó, cụ thể:
- Là căn cứ để xác định Thuế đất đai.
- Giải quyết các tranh chấp đất đai nếu xảy ra.
- Xác định điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất hay thu hồi đất.
- Giá đất bồi thường theo từng loại đất khi Nhà nước thu hồi.
- Phục vụ cho công tác chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất.
- Chuyển quyền sử dụng đất.
Ký hiệu các loại đất rừng như thế nào?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về ký hiệu các loại đất được thể hiện trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính cụ thể như sau:
STT | Loại đất | Mã |
I | NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP | |
1 | Đất chuyên trồng lúa nước | LUC |
2 | Đất trồng lúa nước còn lại | LUK |
3 | Đất lúa nương | LUN |
4 | Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK |
5 | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác | NHK |
6 | Đất trồng cây lâu năm | CLN |
7 | Đất rừng sản xuất | RSX |
8 | Đất rừng phòng hộ | RPH |
9 | Đất rừng đặc dụng | RDD |
10 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS |
11 | Đất làm muối | LMU |
12 | Đất nông nghiệp khác | NKH |
II | NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP | |
1 | Đất ở tại nông thôn | ONT |
2 | Đất ở tại đô thị | ODT |
3 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC |
4 | Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp | DTS |
5 | Đất xây dựng cơ sở văn hóa | DVH |
6 | Đất xây dựng cơ sở y tế | DYT |
7 | Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo | DGD |
8 | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao | DTT |
9 | Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ | DKH |
10 | Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội | DXH |
11 | Đất xây dựng cơ sở ngoại giao | DNG |
12 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác | DSK |
13 | Đất quốc phòng | CQP |
14 | Đất an ninh | CAN |
15 | Đất khu công nghiệp | SKK |
16 | Đất khu chế xuất | SKT |
17 | Đất cụm công nghiệp | SKN |
18 | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp | SKC |
19 | Đất thương mại, dịch vụ | TMD |
20 | Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản | SKS |
21 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm | SKX |
22 | Đất giao thông | DGT |
23. | Đất thủy lợi | DTL |
24 | Đất công trình năng lượng | DNL |
25 | Đất công trình bưu chính, viễn thông | DBV |
26 | Đất sinh hoạt cộng đồng | DSH |
27 | Đất khu vui chơi, giải trí công cộng | DKV |
28 | Đất chợ | DCH |
29 | Đất có di tích lịch sử – văn hóa | DDT |
30 | Đất danh lam thắng cảnh | DDL |
31 | Đất bãi thải, xử lý chất thải | DRA |
32 | Đất công trình công cộng khác | DCK |
33 | Đất cơ sở tôn giáo | TON |
34 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN |
35 | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng | NTD |
36 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON |
37 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC |
38 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
III | NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG | |
1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS |
3 | Núi đá không có rừng cây | NCS |
Như vậy, Ký hiệu các loại đất rừng như sau:
– Đất rừng sản xuất: RSX
– Đất rừng phòng hộ: RPH
– Đất rừng đặc dụng: RDD
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Ký hiệu các loại đất rừng như thế nào năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2013 về căn cứ xác minh được loại đất cụ thể như sau:
“Điều 11. Căn cứ để xác định loại đất
Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;
4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, căn cứ vào bảng tra cứu ký hiệu các loại đất này để có thể biết mục đích sử dụng đất hiện nay.
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về vấn đề này như sau:
– Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất.
Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn trong thời hạn quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai thì thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đó.
Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về những trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấy tờ tại thời điểm đo đạc.
Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại đất là đất ở.