Bảo trì chung cư là quá trình quản lý và duy trì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của tòa nhà, nhằm mục đích đảm bảo rằng các hoạt động của tòa nhà diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả, đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành. Công tác bảo trì chung cư đồng thời bao gồm việc duy trì cả phần sở hữu riêng của từng căn hộ và phần sở hữu chung mà tất cả cư dân trong tòa nhà sử dụng chung, như hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng chung và nhiều yếu tố khác. Vậy có thể hiểu chi tiết Kinh phí bảo trì nhà chung cư là gì?
Căn cứ pháp lý
Kinh phí bảo trì nhà chung cư là gì?
Bảo trì chung cư cũng bao gồm phần sở hữu chung, đó là những phần cơ sở vật chất mà tất cả cư dân trong tòa nhà sử dụng chung. Đây có thể là hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng chung và các khu vực công cộng khác. Chi tiết nội dung này được pháp luật quy định như sau:
Theo khoản 1 Điều 107 Luật Nhà ở 2014 thì bảo trì chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Như vậy, phí bảo trì chung cư được hiểu là kinh phí được đóng góp từ chủ sở hữu nhà chung cư để thực hiện việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Trong đó, phần sở hữu riêng và chung của nhà chung cư được quy định tại Điều 100 Luật Nhà ở 2014 như sau:
* Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
– Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó;
– Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư;
– Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.
* Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:
– Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
– Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật,
Hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;
– Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;
– Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
Phí bảo trì chung cư được dùng khi nào?
Phí bảo trì chung cư đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân, bảo vệ tài sản và giữ giá trị bất động sản, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến quản lý tòa nhà. Phí bảo trì chung cư không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân mà còn mang theo một loạt lợi ích đối với cả tòa nhà và cộng đồng cư dân.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 109 Luật Nhà ở 2014, kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác.
Các hạng mục của nhà chung cư được sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung để bảo trì được quy định tại Điều 34 của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD.
Cụ thể:
– Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung, nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
– Bảo trì khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả..
– Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư…
– Bảo trì các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Ai là người phải nộp phí bảo trì chung cư?
Trong trường hợp căn hộ chung cư được chuyển nhượng nhiều lần, một trong những vấn đề quan trọng mà người mua và chủ đầu tư phải đối diện là việc xác định ai sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khoản phí bảo trì chung cư 2%. Thực tế trên thị trường bất động sản, có nhiều dự án nhà chung cư mà sau khi giao dịch ban đầu giữa chủ đầu tư và người mua đầu tiên hoàn tất, các căn hộ chung cư này thường được chuyển nhượng cho các bên khác trước khi chúng được sử dụng. Vậy, ai sẽ phải chịu trách nhiệm đóng khoản phí bảo trì?
Hiện tại, pháp luật vẫn chưa quy định một cách cụ thể về vấn đề này, dẫn đến tình trạng một số chủ đầu tư tự quyết định cách thu phí tùy theo quy định riêng của họ. Một số chủ đầu tư có thể thu một lần duy nhất ngay khi ký hợp đồng với người mua đầu tiên, trong khi khác có thể thu khoản phí này từ người sở hữu căn hộ trước khi căn hộ được đưa vào sử dụng. Cũng có trường hợp chủ đầu tư thu khoản phí này từ người sử dụng căn hộ sau khi tòa nhà đã hoàn thiện và đưa vào vận hành.
Tuy nhiên, dựa trên khảo sát thực tế từ một số nhà đầu tư chuyên bán căn hộ, hầu hết các chủ đầu tư thường thu khoản phí này khi ký hợp đồng mua bán căn hộ với người mua đầu tiên. Hợp đồng mua bán thường có điều khoản rõ ràng, quy định rằng người mua đầu tiên sẽ phải đóng khoản phí bảo trì chung cư 2% sau khi nhận thông báo từ chủ đầu tư về việc nộp phí bảo trì (thường sau khi tòa nhà hoàn thiện và đưa vào vận hành). Điều này có nghĩa là người nào sở hữu căn hộ khi tòa nhà đã sử dụng sẽ là người phải chịu trách nhiệm đóng phí bảo trì. Nếu người mua đầu tiên sau đó muốn chuyển nhượng căn hộ cho người khác, họ phải chuyển nhượng cả nghĩa vụ đóng phí bảo trì chung cư, và chủ đầu tư chỉ việc xác nhận cho các bên ký kết hợp đồng mới.
Tuy pháp luật hiện chưa có quy định cụ thể, nhưng thông qua thực tiễn thị trường và các hợp đồng mua bán căn hộ, nguyên tắc chung là người sở hữu khi tòa nhà hoàn thiện sẽ chịu trách nhiệm về khoản phí bảo trì chung cư.
Xem thêm bài viết:
- Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Kinh phí bảo trì nhà chung cư là gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến dịch vụ tư vấn pháp lý hợp thửa đất. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Hoạt động bảo trì chung cư theo khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định bao gồm những hoạt động sau:
– Việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư;
– Kiểm tra, duy trì hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy;
– Thay thế các linh kiện hoặc các thiết bị sử dụng chung của tòa nhà, cụm nhà chung cư.
Phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ mua hoặc diện tích khác
Cụ thể: Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua.
Phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại, tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư.
Cụ thể: Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.