Hiện nay, xu hướng căn hộ chung cư ngày càng được nhiều người yêu thích. Cũng giống như nhà đất, căn hộ chung cư là loại tài sản có giá trị lớn, do đó, trước khi mua căn hộ thông thường khách hàng sẽ phải đặt cọc một khoản tiền với chủ đầu tư để giữ chỗ. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro không đáng có khi đặt cọc, khách hàng cần lưu ý thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định. Vậy cụ thể, Thủ tục đặt cọc mua căn hộ chung cư thực hiện như thế nào? Các thủ tục cần thiết sau khi đã đặt cọc mua căn hộ chung cư gồm những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé, Luật sư X sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm làm thủ tục đặt cọc mua căn hộ chung cư cho độc giả nhé.
Căn cứ pháp lý
Kinh nghiệm làm thủ tục đặt cọc mua căn hộ chung cư
Hiện nay, nhà chung cư được chia thành nhiều loại hình căn hộ theo phân khúc khác nhau như: Nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, chung cư giá rẻ, chung cư cao cấp… Mặc dù vậy, căn hộ chung cư sẽ được chia ra thành 3 loại hình chính là chung cư đã bàn giao, chung cư đang đã xong móng nhưng đang trong quá trình xây dựng và quá trình chưa xong móng. Dưới đây là một số lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua chung cư theo từng loại hình chung cư: Trước khi tiến hành làm hợp đồng đặt cọc, với loại hình căn hộ chung cư đã bàn giao, bạn nên tìm hiểu một số thông tin như sau:
– Căn hộ đã có sổ hồng chưa, giấy tờ căn hộ có hợp lệ theo quy định không, ban công hoặc hành lang thuộc quyền sở hữu chung hay của riêng?
– Chế độ duy trì, bảo dưỡng tòa nhà bao gồm những gì, thời gian đóng phí là bao nhiêu mỗi năm, mức thu các loại phí sinh hoạt (phí thang máy, bảo vệ an ninh) như thế nào?
– Thông tin về hệ thống phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm, tình hình điện nước, an ninh…
– Khi mua căn hộ, người mua có chỗ để xe không, mức phí nếu có là bao nhiêu mỗi tháng?
Ngoài việc tìm hiểu những thông tin trên, trong bản hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư sẽ ghi cụ thể về thông tin bên mua và bên bán, diện tích căn hộ, giá căn hộ, số tiền đặt cọc, ngày bổ sung tiền cọc, mức phí thuế cần đóng cho cơ quan thuế (gồm thuế chuyển quyền sử dụng đất và nhà ở, lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng, thuế thu nhập cá nhân…) thời gian đóng tiền và chữ ký xác nhận của các bên.
Thủ tục đặt cọc mua căn hộ chung cư
Đánh vào tâm lý muốn nắm chắc lợi nhuận nhanh chóng của nhà đầu tư, việc đặt cọc giữ chỗ đang được các chủ đầu tư triển khai ngay từ đầu khi chưa mở bán dự án chung cư. Khách hàng muốn mua nhà giá rẻ nhất hoặc nhà đầu tư muốn lướt sóng kiếm lời thì thường phải làm hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư trong đợt đầu công bố dự án. Và muốn giữ chỗ căn hộ có vị trí đẹp, người mua phải thực hiện thủ tục đặt cọc. Việc này là hình thức tự nguyện thuận mua vừa bán của cả hai bên.
Thủ tục đặt cọc mua căn hộ chung cư như sau:
Bước 1. Xác định điều kiện của căn hộ chung cư có được phép mua bán không:
Việc làm đầu tiên mà người chuẩn bị đặt cọc mua căn hộ chung cư nên làm đó chính là xác định xem điều kiện của căn hộ chung cư mình chuẩn bị mua có được phép mua bán hay không. Đây chính là việc thứ yếu giúp cho quy trình mua bán căn hộ chung cư được diễn ra đúng theo pháp luật và bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người mua chung cư.
– Điều kiện của căn hộ chung cư được phép mua bán đó là:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu căn hộ chung cư; đang trong thời hạn sở hữu căn hộ chung cư đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính mà đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
– Điều kiện của căn hộ chung cư hình thành trong tương lai được phép mua bán đó là:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật (không bắt buộc)
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2. Xác định điều kiện của bên mua, bên bán căn hộ chung cư:
Ngoài việc xác định về điều kiện của căn hộ chung cư có được phép mua bán đã nêu trên thì việc xác định điều kiện của bên mua, bên bán căn hộ chung cư cũng rất quan trọng.
– Điều kiện của bên bán căn hộ chung cư:
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về mua bán căn hộ chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự;
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.
– Điều kiện của bên mua căn hộ chung cư:
- Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về mua căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có căn hộ chung cư được giao dịch;
- Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện mua căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có căn hộ chung cư được giao dịch;
- Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trong trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở.
Bước 3. Thỏa thuận trước các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư:
Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư, hai bên giao dịch mua bán (bên mua và bên bán) nên thỏa thuận và thống nhất trước với nhau các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư. Nội dung hai bên nên thỏa thuận và thống nhất với nhau có thể bao gồm:
– Đối tượng của hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư: đối tượng của hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư đó chính là số tiền (hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác) mà bên mua căn hộ chung cư đặt cọc cho bên bán để nhận chuyển nhượng căn hộ chung cư (ghi rõ tên, địa chỉ, số giấy chứng nhận của căn hộ chung cư). Bên mua và bên bán căn hộ chung cư nên thỏa thuận về số tiền đặt cọc mua bán căn hộ chung cư sao cho hợp lý;
– Phương thức đặt cọc và thanh toán;
– Thời hạn đặt cọc;
– Thời điểm các bên tiến hành bàn giao, nhận bàn giao căn hộ chung cư và bắt đầu tiến hành thủ tục mua bán căn hộ chung cư đúng theo quy định của pháp luật về mua bán căn hộ chung cư;
– Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng;
– Cam đoan của các bên.
Bước 4. Tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư:
Tuy quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà sẽ thực hiện theo yêu cầu của các bên (tức hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư có công chứng, chứng thực hay không đều có giá trị pháp lý như nhau), thế nên bước tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư sẽ không phải bắt buộc. Tuy nhiên, để đảm bảo hơn về mặt pháp lý cũng như có căn cứ rõ ràng nếu có tranh chấp thì các bên nên thực hiện thêm bước công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư.
Các thủ tục cần thiết sau khi đã đặt cọc mua căn hộ chung cư
Đặt cọc là một trong các giao dịch phổ biến được nhiều người khá ưa chuộng khi chỉ cần đưa trước cho bên bán một số tiền nhất định để “giữ chỗ” cho việc sẽ mua căn hộ chung cư sau này. Sau khi đã đặt cọc mua căn hộ chung cư, các bên phải tiến hành làm thủ tục mua bán căn hộ chung cư đúng theo quy định của pháp luật về Nhà ở theo đúng thời điểm hai bên đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư (hoặc thời điểm khác theo hai bên thỏa thuận). Các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Tiến hành công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định trường hợp mua bán nhà ở (căn hộ chung cư) thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Thế nên, bước công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là bắt buộc khi thực hiện mua bán căn hộ chung cư. Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư như sau:
Chuẩn bị hồ sơ: các bên chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng. Lưu ý, trong phiếu này phải có họ, tên, địa chỉ bên bán, nội dung công chứng là hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, danh mục những giấy tờ kèm theo cũng như các thông tin về văn phòng/Phòng công chứng, người tiếp nhận và thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
– Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (nếu hai bên đã dự thảo trước nội dung hợp đồng).
– Giấy tờ tuỳ thân của các bên:
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
- Nếu căn cước công dân của các bên chưa được tích hợp các thông tin và cá nhân thì cần phải có thêm các giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở: giấy xác nhận cư trú;
- Giấy tờ về tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn (nếu như chung cư là tài sản chung vợ chồng); giấy xác nhận độc thân (nếu như chung cư là tài sản riêng của một người) hoặc bản án/quyết định ly hôn (nếu như bên bán đã ly hôn và hoàn tất thủ tục tại Toà án…).
– Giấy tờ về căn hộ chung cư: Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư; biên bản bàn giao (nếu căn hộ chung cư chưa được cấp sổ đỏ); hợp đồng mua bán chung cư giữa nhà đầu tư và bên bán (nếu căn hộ chung cư là dạng tài sản hình thành trong tương lai…);
– Giầy tờ khác có liên quan (nếu có).
Bước 2. Kê khai và nộp nghĩa vụ tài chính:
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ thì các bên đến tổ chức hành nghề công chứng nơi căn hộ chung cư tọa lạc để thực hiện công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư hoặc đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có căn hộ chung cư để thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
Kê khai và nộp nghĩa vụ tài chính khi mua bán căn hộ chung cư bao gồm có:
– Thuế thu nhập cá nhân:
- Nếu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư không thỏa thuận người mua nộp thay người bán thì chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hoàn thành công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư phải nộp hồ sơ khai thuế.
- Nếu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có thỏa thuận nộp thay thì hạn nộp hồ sơ khai thuế cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu căn hộ chung cư.
– Lệ phí trước bạ: Thời hạn người mua nộp hồ sơ khai lệ phí cùng với thời điểm thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sở hữu căn hộ chung cư (thời điểm nộp hồ sơ sang tên).
– Phí thẩm định hồ sơ.
Hồ sơ khai thuế, lệ phí bao gồm có:
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
– Tờ khai lệ phí trước bạ;
– Bản chụp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu căn hộ chung cư và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;
– Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư;
– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục đặt cọc mua căn hộ chung cư” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Kết hôn với người nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Khi các bên có thoả thuận đặt cọc thì căn cứ khoản 2, Điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015, giải quyết số tiền đặt cọc mua chung cư như sau:
– Các bên ký hợp đồng mua bán: Bên nhận cọc trả lại tiền cọc cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào giá mua bán căn chung cư.
– Bên đặt cọc không muốn mua căn hộ chung cư nữa: Hai bên không tiếp tục ký hợp đồng mua bán chung cư thì tiền cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc.
– Bên nhận cọc không muốn bán chung cư: Bên nhận cọc phải trả tiền cọc cho bên đặt cọc cùng với một khoản tiền tương đương với số tiền đã đặt cọc trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đặt cọc như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”