Kinh doanh hộ gia đình là loại hình kinh doanh gì? Kinh doanh hộ gia đình không có đặc điểm nào theo quy định năm 2022? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Kinh doanh hộ gia đình không có đặc điểm nào?
Kinh doanh hộ gia đình hay còn được gọi là Hộ kinh doanh. Kinh doanh hộ gia đình là một mô hình kinh doanh được pháp luật điều chỉnh bởi các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ hộ kinh doanh và các bên liên quan. Cụ thể, kinh doanh hộ gia đình được quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Kinh doanh hộ gia đình (hộ kinh doanh) được quy định tại điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04/01/2021 như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
Kinh doanh hộ gia đình có các đặc điểm sau:
- Chủ sở hữu hộ kinh doanh là một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một gia đình. Lưu ý: Cá nhân phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên. Đặc điểm ngày của hộ kinh doanh có thể giúp phân biệt với các loại hình doanh nghiệp.
- Kinh doanh hộ gia đình sẽ không có tư cách pháp nhân: Hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân cũng như không có con dấu riêng, không được mở những chi nhánh, văn phòng đại diện cũng như không có thẩm quyền giống như các doanh nghiệp đang hoạt động.
- Phải đăng kí hộ kinh doanh và chỉ kinh doanh tại một địa điểm. Tuy nhiên đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
- Hộ kinh doanh sử dụng dưới mười lao động. Nếu hộ kinh doanh có nhiều hơn mười lao động thì phải đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định.
- Công nghệ kinh doanh đơn giản: Với số lượng nhân công chưa đến 10 người thì hộ gia đình kinh doanh những mặt hàng không đòi hỏi quá nhiều về công nghệ.Hộ gia đình có thể kinh doanh một số mặt hàng như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng ăn, cửa hàng bán các loại đặc sản hoặc bạn có thể mở cửa hàng mỹ phẩm kinh doanh cửa hàng bán điện thoại nhỏ lẻ hoặc sửa chữa điện thoại. Đối với những hộ gia đình làm nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối, kinh doanh các gánh hàng rong, ăn vặt hay làm những hoạt động dịch vụ có thu nhập thấp thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp đó là các hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.
- Chủ sở hữu hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của hộ kinh doanh.
Đặc điểm nào không phải là kinh doanh hộ gia đình?
Đặc điểm doanh thu lớn không phải là đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình.
Dưới góc độ pháp lí, hộ gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Gia đình Việt Nam thường bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống như: ông bà, cha mẹ, con cháu… Họ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, sinh đẻ hay nuôi dạy thể hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Hộ gia đình chính là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và đang chung sống trong một gia đình với nhau.
Hiện nay hình thức kinh doanh hộ gia đình được sử dụng ngày càng nhiều bởi hình thức kinh doanh hộ gia đình có những ưu thế nhất định. Trong đó kinh doanh hộ gia đình bao gồm các hoạt động như sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ.
Mời bạn xem thêm:
- Các loại phí phải nộp khi mua bán nhà, đất đối với cá nhân, hộ gia đình.
- Thủ tục xóa nợ tiền sử dụng đất với cá nhân và hộ gia đình
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ gia đình
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, mẫu tạm ngừng kinh doanh, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người; hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm; hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm; hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
– Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
– Thủ tục thành lập khá đơn giản;
– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
– Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán.