Quy định pháp luật nói chung và quy định về hoạch toán ngân sách nhà nước được đặt ra mỗi thời điểm; và điều kiện kinh tế khác nhau. Chính vì lẽ đó mà việc áp dụng nó cũng sẽ khác nhau. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyết toán Ngân sách nhà nước. Là một vấn đề hết sức qua trọng và là tiền đề để có chính sách chi tiêu phù hợp.
Từ những hạn chế của quy định pháp luật về quyết toán ngân sách nhà nước; với mục đích quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước, xin đưa một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyết toán ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề: Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyết toán Ngân sách nhà nước dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Ngân sách nhà nước là gì?
“Ngân sách nhà nước là tất cả các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
Ngân sách nhà nước gồm có 5 đặc điểm sau đây:
– Việc tạo lập và sử dụng Ngân sách nhà nước phải gắn liền với quyền lực; kinh tế – chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở pháp luật. Ngân sách nhà nước vừa là một bộ luật tài chính đặc biệt; cũng vừa là bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc; các chủ thể kinh tế – xã hội có liên quan phải tuân theo.
– Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung của công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi; của Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
– Ngân sách nhà nước có vai trò là một bản dự toán thu chi liên quan; đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Chính vì như vậy việc thông qua; Ngân sách nhà nước là một sự kiện chính trị quan trọng thể hiện; sự nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà nước.
– Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình.
– Ngân sách nhà nước gắn liền với tính giai cấp. Quyền quyết định các khoản thu – chi của ngân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước quyết định. Hiện nay, ngân sách nhà nước được dự toán, thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội.
Những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyết toán Ngân sách nhà nước hiện nay.
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về công tác quyết toán ngân sách nhà nước. Thể hiện khá rõ sự phân cấp của Chính phủ; và sự cố gắng làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong từng; khâu lập, xét duyệt, thẩm định, phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế trong thực tế.
Về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá; tổng kết chính xác, trung thực, đúng đắn số thực thu, thực chi ngân sách nhà nước; chưa có yêu cầu phải đánh giá tính tuân thủ, tính hợp lý, kinh tế, hiệu quả; của việc chấp hành ngân sách.
Chính vì vậy, cần bổ sung về nguyên tắc lập báo cáo quyết toán ngân sách; nhà nước, ngoài việc thể hiện đúng số thực thu, thực chi ngân sách của đơn vị, cần đánh giá; tính hợp pháp, hợp lý, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của việc chấp hành ngân sách nhà nước. Theo đó các cơ quan kiểm tra, cơ quan kiểm toán ngoài việc kiểm tra, kiểm toán, xác định tính trung thực; hợp pháp, phải đánh giá, xác định cả tính hợp lý, hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Về khâu xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước
Hiện nay, việc quy định rõ nguyên tắc của việc phê duyệt quyết toán; ngân sách, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp trên, cũng như thời gian; xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách được quy định theo chiều hướng tăng cường chất lượng; công tác xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách nhà nước ta; còn hạn hẹp, trình độ quản lý, đội ngũ kiểm toán còn yếu, mỏng thì việc phê duyệt báo cáo; quyết toán ngân sách nhà nước sẽ khó thực chất.
Chính vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng; nhằm quản lý tốt ngân sách nhà nước, loại bỏ tính hình thức trong công tác xét duyệt quyết toán, cần bỏ khâu xét duyệt; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Kiên quyết thu hồi cho ngân sách nhà nước những khoản chi sai; chế độ, sai mục đích và xử lý trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị chuẩn chi. Thực hiện tốt việc công khai việc thu, chi tại các đơn vị sử dụng ngân sách; và cấp ngân sách để tăng cường sự kiểm tra, giám sát; của đoàn thể và quần chúng nhân dân, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Về khâu thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
Việc thay thế nhiệm vụ xét duyệt, nhiệm vụ thẩm tra bằng; nhiệm vụ thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; của cơ quan tài chính được một số nhà tài chính; đánh giá là bước mới đáng kể. Thế nhưng pháp luật hiện hành lại không quy định; trách nhiệm của cơ quan thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; cũng như giá trị pháp lý của kết quả thẩm định.
Vậy phải chăng về bản chất đây chính là nhiệm vụ kiểm tra báo cáo; quyết toán ngân sách nhà nước – một trong những nội dung của chức năng; quản lý của cơ quan tài chính. Theo đó để hạn chế chồng chéo chắc năng, nhiệm vụ giữa; các cơ quan có liên quan, đồng thời trách sự phức tạp, rối rắm của công tác quyết toán ngân sách nhà nước, cần bỏ khâu thẩm định; báo cáo quyết toán ngân sách của cơ quan tài chính, đồng thời tăng cường chất lượng công tác kiểm tra; của cơ quan tài chính trong lĩnh vực này.
Về việc phê chuẩn báo cáo ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 vẫn quy định Quốc hội phê chuẩn; tổng quyết toán ngân sách nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn; quyết toán ngân sách địa phương. Như thế, việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước rất có thể; vẫn rơi vào tình trạng bị trùng láp, Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán; ngân sách nhà nước trùng lấp; với quyết toán ngân sách địa phương mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã phê chuẩn; Hội đồng nhân dân cấp; trên phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương trùng lắp với quyết toán ngân sách; mà Hội đồng nhân dân cấp dưới đā phê chuẩn.
Dẫn đến hậu quả là việc phê chuẩn quyết toán ngân sách; của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không thực chất, Hội đồng nhân dân không; có thực quyền trong việc quyết định ngân sách mà lâu nay họ vẫn đòi hỏi. Chính vi vậy, để khắc phục tình trạng trùng lập; trong việc phê chuẩn quyết toán ngăn sách, đồng thời quán triệt tinh thần phân cấp; cho các cấp chính quyền địa phương theo Nghị quyết của Đảng, cần quy định rõ hơn quyền han, nhiệm vụ; của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyết toán Ngân sách nhà nước. ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; ngừng kinh doanh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy động một phần nguồn tài chính (chỉ bao gồm những khoản tiền không phải hoàn trả trực tiếp) vào ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của quốc gia. Việc xác định khoản thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong xã hội và lợi ích Nhà nước dựa trên các yếu tố như: các hoạt động kinh tế trong xã hội, tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP… Theo luật ngân sách Việt Nam.
các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm:
– Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
– Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước: thu hồi tiền (gốc và lãi) từ hoạt động cho vay của Nhà nước, thu hồi vốn Nhà nước tại các cơ sở kinh tế,..
– Các khoản thu từ hoạt động bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước;
– Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
– Các khoản viện trợ;
– Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước thường được chia làm 2 loại đó là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách trung ương là là các khoản thu ngân sách nhà nước cấp cho trung ương nhằm mục đích chi cho các nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước được cấp cho các địa phương dùng để chi cho các nhiệm vụ chi của địa phương.