Để nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội trên đại bàn các thôn xóm, bản, các xã cụ thể, Chính phủ đã đưa ra quy định về việc thành lập lực lượng Công an xã chính quy tại các địa phương. Trong quá trình hoạt động của lực lượng công an xã đã góp phần đảm bảo được sự ổn định tình hình an ninh chính trị trên các địa bàn, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu về vấn đề ” Kiến nghị đề xuất của Công an xã chính quy” qua bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, thông qua thực trạng quá trình hoạt động của lực lượng công an xã chính quy thì luật sư có thể đưa ra một vài Kiến nghị đề xuất của Công an xã chính quy được không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Các quy định của pháp luật về Công an xã
Công an xã là Công an cấp cơ sở, lực lượng giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở. Những năm qua, vấn đề xây dựng lực lượng Công an xã ngày càng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, từ sau Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở” được ban hành, Bộ Công an đã thực hiện bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên phạm vi cả nước.
Bước thay đổi quan trọng và đột phá về xây dựng lực lượng Công an xã đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Công an xã nói chung và trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước (QLNN) về an ninh, trật tự (ANTT) ở địa bàn xã còn những hạn chế, bất cập, cần được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Ở nước ta, xã là địa bàn rộng lớn, chiếm trên 80% diện tích cả nước nên những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự phát sinh cũng hết sức đa dạng. Đặc biệt, các loại tội phạm, vi phạm pháp luật khác vốn trước đây chủ yếu diễn ra ở địa bàn đô thị đang có chiều hướng phát sinh, gia tăng ở địa bàn xã như: tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, bảo kê, cho vay nặng lãi, tội phạm chống người thi hành công vụ, tình trạng vi phạm pháp luật của tuổi vị thành niên.
Với tính chất là cấp công an gần dân nhất, gắn với địa bàn, đối tượng quản lý trực tiếp, tại chỗ, Công an xã có điều kiện, khả năng để nắm bắt, giải quyết các vấn đề an ninh, trật tự phát sinh ở địa bàn cơ sở. Vì vậy, việc bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên phạm vi cả nước là chủ trương đúng đắn, cấp thiết giúp thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ QLNN về ANTT ở địa bàn cơ sở. Tuy nhiên, theo nguyên tắc phân cấp QLNN, việc tăng cường chức năng, nhiệm vụ phải gắn với việc trao thêm quyền hạn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an xã
Công an xã có quyền hạn, nhiệm vụ gồm:
– Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.
– Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền.
– Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
– Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.
– Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, CMND và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
– Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
– Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.
– Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
– Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch UBND cùng cấp.
Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.
– Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
– Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.
– Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Kiến nghị đề xuất của Công an xã chính quy
Lực lượng Công an xã chính quy sau khi về xã cần phải phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu và triển khai các biện pháp bảo đảm ANTT. Phải xác định rõ Công an xã chính quy là lực lượng được tuyển chọn và đào tạo cơ bản nên cần phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, giữ đúng tư thế, lễ tiết tác phong của người cán bộ Công an, nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại cơ sở, là chỗ dựa vững chắc và được Nhân dân tin yêu.
– Kiến nghị tỉnh có chỉ đạo hợp lý trong bố trí sắp xếp công an xã bán chuyên trách dôi dư; có phương án hỗ trợ về quỹ đất, kinh phí để xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, trang bị phương tiện làm việc cho lực lượng Công an xã chính quy nhằm đảm bảo thực hiện đồng bộ, giúp công an chính quy phát huy hiệu quả trong hoạt động.
-Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện bố trí nơi làm việc, quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất, hỗ trợ đầu tư ngân sách xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Công an xã chính quy.
– Đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở điều kiện, khả năng, bảo đảm việc bố trí, sắp xếp nơi làm việc phù hợp cho Công an xã để đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới. Trước mắt đối với những nơi chưa có trụ sở độc lập, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã có thể sắp xếp bố trí nơi làm việc ghép chung trong trụ sở cơ quan Ủy ban nhân dân xã nhưng có buồng làm việc riêng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Kiến nghị đề xuất của Công an xã chính quy“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; Quy định tạm ngừng kinh doanh; ly hôn nhanh; dịch vụ thám tử; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Thứ nhất, quy định về tổ chức, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã chưa thống nhất, đồng bộ.
Đây là bất cập lớn nhất, có tính cốt lõi nhất. Theo quy định hiện hành, địa vị pháp lý của Công an xã vừa chịu sự điều chỉnh bởi Luật Công an nhân dân năm 2018, Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, vừa chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh Công an xã năm 2008 và Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Thứ hai, quy định về thẩm quyền của Công an xã chưa tương xứng với trách nhiệm được giao trong bảo đảm ANTT tại địa bàn cơ sở.
Với những điều kiện sẵn có về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đã được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện trong thực tiễn, công an chính quy khi đảm nhiệm chức danh Công an xã được giao nhiều trọng trách, nhiệm vụ nặng nề, áp lực lớn hơn trong bảo đảm ANTT so với Công an xã là lực lượng bán chuyên trách trước đây. Tuy nhiên, thẩm quyền của Công an xã hiện nay trong các lĩnh vực quản lý cụ thể chưa tương xứng với các nhiệm vụ đặt ra đối với hoạt động của Công an xã tại địa bàn cơ sở.
– Thứ ba, các quy định về điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn lực khác cho Công an xã trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN về ANTT cũng như chế độ, chính sách còn thiếu, ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực cho hoạt động bảo đảm ANTT tại địa bàn xã.
Một điểm nữa là về ngân sách cho hoạt động của Công an xã. Các quy định hiện hàn vẫn chưa xác định thống nhất nguồn ngân sách cho hoạt động của Công an xã. Vì vậy, nhiều hoạt động không rõ nguồn kinh phí do Công an huyện cấp hay ngân sách của UBND xã.
–Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cũng như quy định về công tác cán bộ khác (quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển) cho lực lượng Công an xã chưa rõ ràng, thống nhất.
Công an xã chính quy là Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.
– Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy; bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.
– Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước ngày 30 tháng 6 năm 2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.