Kiểm toán nhà là công cụ kiểm tra tài chính có hiệu lực nhất của Nhà nước đối với mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách tiền và tài sản của nhà nước, đặc biệt trong điều kiện Nhà nước ta đang đẩy mạnh phong trào phòng chống tham nhũng. Nhận thấy Kiểm toán nhà nước đóng vai trò quan trọng và sâu sắc trong quản lý ngân sách nhà nước nhưng không phải ai cũng thật sự biết rõ về Kiểm toán nhà nước thì họ sẽ kiểm tra những gì? Để hiểu thêm về hoạt động của kiểm toán nhà nước. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Kiểm toán nhà nước, kiểm tra những gì?” dưới đây. Hy vọng bài viết có thể cung cấp những thông tin bổ ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Kiểm toán nhà nước, kiểm tra những gì?
Theo Điều 11, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, và Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019 quy định quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước như sau:
- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường Vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm toán.
- Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khi xảy ra sai phạm trong báo cáo tài chính hay trong việc chấp hành pháp luật, khắc phục các sai phạm và yếu kém.
- Kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về những sai phạm trong báo cáo tài chính hoặc trong việc chấp hành pháp luật, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp không thực hiện theo yêu cầu.
- Kiến nghị các cơ quan người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện hoạt động kiểm toán.
- Đề nghị các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động Kiểm toán nhà nước.
- Trưng cầu giám định chuyên môn trong trường hợp cần thiết.
- Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các số liệu, tài liệu và kết luận liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
- Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước bổ sung cơ chế, chính sách và pháp luật.
Đặc trưng của Kiểm toán nhà nước là gì?
Chủ thể kiểm toán
Chủ thể thực hiện kiểm toán nhà nước được gọi là các kiểm toán viên nhà nước. Đó là các công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Chức năng và quyền hạn cụ thể của từng ngành bậc cũng có qui định cụ thể tuỳ theo từng nước song nói chung cũng có sự gần gũi giữa các quốc gia.
Khách thể kiểm toán
Là các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước bao gồm:
– Các dự án, công trình do ngân sách đầu tư
– Các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn ngân sách nhà nước
– Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước (100% vốn ngân sách nhà nước)
– Các cơ quan kinh tế, quản lí của nhà nước và các đoàn thể xã hội.
– Các cá nhân (tài khoản cá nhân) có nguồn từ ngân sách nhà nước…
Mô hình tổ chức
Trong quan hệ với kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán nhà nước là một hệ thống tập hợp kiểm toán viên này theo một trật tự xác định. Trong hàng loạt mối liên hệ phức tạp đó đã hình thành những mô hình tổ chức khác nhau tuỳ theo phạm vi các mối liên hệ.
Điều kiện trở thành Kiểm toán nhà nước
Theo Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
- Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
- Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Theo quy định trên đối với bằng cấp yêu cầu của kiếm toán viên nhà nước là phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên cần lưu ý các tiêu chuẩn khác để trang bị cho mình nếu muốn làm kiểm toán nhà nước.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn
- Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
- Rút đơn tố cáo thì có bị đình chỉ giải quyết tố cáo
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Kiểm toán nhà nước, kiểm tra những gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến việc tư vấn pháp lý về bảo hộ logo thương hiệu … Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp:
Một trong những nội dung nổi bật của Luật này là bổ sung thêm quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước 2019 được bổ sung tại khoản 6 như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.“
Đây là quy định hoàn toàn mới, chưa có trong Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015. Như vậy, kể từ ngày 01/7/2020, Kiểm toán Nhà nước đã có thêm thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng được thực hiện kiểm tra, đối chiếu các vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Luật Kiểm toán nhà nước 2015
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
d) Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, các doanh nghiệp sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:
– Công ty niêm yết
– Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con;
– Doanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con.
Các doanh nghiệp có thể đi thuê kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán.