Xin chào luật sư. Cháu là sinh viên luật, hiện nay bọn cháu đang tìm hiểu các quy định pháp luật về khung hình phạt với chủ đề Khung hình phạt tương ứng với các mức độ tội phạm. Do đó cháu muốn luật sư có thể cung cấp cho chúng cháu một số thông tin về vấn đề này với ạ. Cháu xin cảm ơn.
Khung hình phạt là một thuật ngữ chuyên ngành pháp lý vô cùng quen thuộc đối với các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự. Khung hình phạt có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vấn đề xác định loại tội phạm và hình phạt với người phạm tội đồng thời nó cũng là căn cứ để xác định các vấn đề khác liên quan đến người phạm tội. Vậy khi tìm hiểu về vấn đề khung hình phạt, người phạm tội cần chú ý đến những quy định nào? Pháp luật hình sự quy định khung hình phạt ra sao? Để giải đáp cho câu hỏi của bạn đọc và giúp mọi người hình dung rõ hơn về vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Khung hình phạt tương ứng với các mức độ tội phạm“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về khung hình phạt
Khung hình phạt là gì?
Khung hình phạt là giới hạn phạm vi mức hình phạt được Bộ luật hình sự quy định tương ứng với các tội danh được áp dụng với người phạm tội. Khung hình phạt chính là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng có thể dựa vào đó để xác định hình phạt và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với bị cáo, tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội làm sao cho vừa đủ tính răn đe vừa có tính giáo dục.
Đối với mỗi tội phạm cụ thể, Bộ luật hình sự có thể chỉ quy định một khung hình phạt hoặc quy định nhiều khung hình phạt để áp dụng cho những loại trường hợp phạm tội khác nhau của tội đó dựa trên tình hình thực tế và dự liệu của nhà làm luật đối với các dấu hiệu của tội phạm.
Phân loại khung hình phạt
Với các tội phạm quy định nhiều khung hình phạt thì thường sẽ được chia ra làm các loại khung hình phạt. Khung hình phạt được phân loại tương ứng với cấu thành tội phạm và các mức độ tội phạm.
Theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì cấu thành tội phạm được phân thành ba loại: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ. Tương ứng với phân loại cấu thành tội phạm, khung hình phạt cũng được phân thành khung hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và khung hình phạt giảm nhẹ. Việc phân chia này cũng phù hợp với các tình tiết như tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ hay ở các giai đoạn thực hiện tội phạm như chuẩn bị phạm tội, tội phạm chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Trong đó:
– Khung hình phạt cơ bản là khung hình phạt được quy định cho trường hợp phạm tội thông thường của một loại tội. Mỗi tội phạm đều phải có một khung hình phạt cơ bản. Thông thường khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 của điều luật quy định về tội phạm cụ thể.
– Khung hình phạt giảm nhẹ là khung hình phạt được quy định cho trường hợp vì có tình tiết nhất định mà tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm xuống hơn hẳn so với trường hợp thông thường của một loại tội. Đối với một tội phạm có thể không có, có một hoặc có nhiều khung hình phạt giảm nhẹ
– Khung hình phạt tăng nặng là khung hình phạt trường hợp vì có tình tiết nhất định mà tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên một cách khác thông thường của một loại tội. Đối với mỗi tội phạm có thể không có, có một hoặc có nhiều khung hình phạt tăng nặng cũng như với trường hợp giảm nhẹ.
Ví dụ với tội hiếp dâm quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự như sau:
“Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
Với tội trên, khung hình phạt cơ bản được quy định tại Khoản 1. Khung hình phạt tăng nặng quy định tại Khoản 2, 3, có thể thấy mức hình phạt đã được nâng lên. Với tội này không có khung hình phạt giảm nhẹ.
Ý nghĩa của khung hình phạt là gì?
Việc phân chia thành các khung hình phạt khác nhau có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xác định tội phạm cũng như xác định hình phạt đối với hành vi phạm tội.
Phân định khung hình phạt là cơ sở để xác định tính chất nguy hiểm, tương ứng với các mức độ của tội phạm.
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội phạm được phân thành: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ tại Điều 9 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Có thể thấy, việc phân loại tội phạm được dựa theo mức cao nhất của khung hình phạt mà Bộ luật hình sự quy định đối với tội đó. Cũng như ví dụ ở phần trên về tội Hiếp dâm. Theo Điều 141 Bộ luật hình sự về tội hiếp dâm, mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng với các khoản 1, 2, 3, 4 là:
- Khoản 1: 7 năm tù – tương ứng với tội phạm nghiêm trọng
- Khoản 2: 15 năm tù – tương ứng với tội phạm rất nghiêm trọng
- Khoản 3: 20 năm tù- tương ứng với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Khoản 4: 10 năm tù – tương ứng với tội phạm nghiêm trọng
Đây là cơ sở để Tòa án có thể xem xét quyết định mức hình phạt cụ thể đối với từng vụ án, tránh trường hợp Tòa án quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Ngoài ra khi xác định loại tội phạm căn cứ vào khung hình phạt thì còn là căn cứ để xác định các vấn đề khác như thời hạn thi hành án, các thời hạn tố tụng như tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, vấn đề tha tù, giảm án,…..
Khung hình phạt là cơ sở để xác định hình phạt cụ thể với người phạm tội
Đây chính là ý nghĩa cơ bản và quan trọng đối với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các chủ thể liên quan khi xác định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Căn cứ vào hành vi của người phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xác định xem người phạm tội thuộc khung hình phạt nào, và trên cơ sở đó sẽ xác định xem hình phạt nào được áp dụng với họ. Điều luật quy định khung hình phạt có mức tối thiểu và tối đa tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của từng tội phạm. Khi đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, dù có nhiều tình tiết tăng nặng thì họ cũng không bị xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt đó.
Như tại Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 về tội hiếp dâm, trong khoản này hình phạt chính có thể được áp dụng gồm: tù từ 02 năm đến 07 năm. Theo đó Tòa án có thể lựa chịn phạt từ từ 2- 7 năm khi người phạm tội thuộc khung này mà không được thấp hơn hay cao hơn trừ trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo quy định bộ luật hình sự.
Xác định khung hình phạt với người phạm tội như thế nào?
Định khung hình phạt là xác định khung hình phạt phải áp dụng cho hành vi phạm tội đã được định tội danh.
Định khung hình phạt là một hoạt động trong quá trình áp dụng luật hình sự, được thực hiện trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội và là cơ sở cho việc quyết định hình phạt. Định khung hình phạt chỉ phải thực hiện ở tội phạm có các khung hình phạt khác nhau. Ở tội phạm chỉ có một khung hình phạt thì không cần thực hiện việc này.
Định khung hình phạt sẽ quyết định đến hình phạt được áp dụng với người phạm tội. Định tội không phụ thuộc vào định khung hình phạt còn quyết định hình phạt phải phụ thuộc vào định khung hình phạt.
Dấu hiệu định khung hình phạt
Dấu hiệu định khung hình phạt là dấu hiệu trong luật phản ánh mức độ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phù hợp với một khung hình phạt nhất định và là cơ sở pháp lí để định khung hình phạt đối với hành vi đó.
Tương tự như phân loại khung hình phạt thì dấu hiệu định khung hình phạt cũng được chia thành dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng và dấu hiệu định khung giảm nhẹ.
Những dấu hiệu định khung có thể là dấu hiệu thuộc về mặt khách quan như dấu hiệu mức độ hậu quả hoặc thuộc về mặt chủ quan như tính chất của động cơ hoặc thuộc về nhân thân như dấu hiệu tái phạm nguy hiểm… Các dấu hiệu này thường được quy định ngay tại các khung hình phạt của điều luật cụ thể. Ví dụ như:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
Khi người thực hiện hành vi hiếp dâm mà khiến nạn nhân tự sát thì người này sẽ bị truy cứu theo Khoản 3 Điều 141 Bộ luật hình sự tương ứng với khung hình phạt trên là tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Phân biệt dấu hiệu định khung hình phạt với dấu hiệu tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 51 và Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 thì các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt. Do đó cần phải phân biệt rõ giữa dấu hiệu định khung hình phạt với dấu hiệu tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự năm 2015. Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong trường hợp phạm tội cụ thể này đã là dấu hiệu định khung hình phạt, nên khi quyết định hình phạt, Tòa án không được áp dụng tình tiết này là tình tiết tăng nặng đối với bị cáo nữa.
Bạn chỉ cần hiểu đơn giản là khi mà dấu hiệu để xác định một người phạm tội nào và vào khung hình phạt nào thì dấu hiệu đó sẽ không được áp dụng để làm tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Khung hình phạt tương ứng với các mức độ tội phạm”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về các thủ tục tạm ngừng kinh doanh, phá sản công ty hoặc giải thể công ty và muốn tham khảo mẫu thông báo giải thể công ty cũng như để được tư vấn về các vấn đề pháp lý khác; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự có nội dung như sau:
– Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
– Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Theo đó khi người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự thì tùy thuộc vào nhân thân về tình hình thực tế của người phạm tội, Tòa án có thể định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Ví dụ: Nguyễn Văn D phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 đến 03 năm, nhưng D có 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51, không có tình tiết tăng nặng thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới 06 tháng (theo Điều 36 Bộ luật hình sự thì hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm) hoặc chuyển sang hình phạt tiền là hình phạt nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Khung hình phạt giảm nhẹ sẽ có mức hình phạt thấp hơn mức hình phạt cơ bản. Có thể lấy ví dụ về vấn đề này qua tội Phản bội tổ quốc quy định tại Điều 108 Bộ luật hính sự như sau:
Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trong Điều trên, Khoản 1 là cấu thành cơ bản mô tả về các dấu hiệu (cấu thành tội phạm) để xác định một người có phạm tội này không. Khoản 2 chính là khung hình phạt giảm nhẹ khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.