Trong nhiều năm gần đây, ma túy và các tội phạm về ma túy đang trở thành một vấn đề nóng của toàn xã hội. Các tội phạm về ma túy, đặc biệt là về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy diễn ra ngày một phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, số lượng ma túy ngày càng nhiều. Vậy pháp luật Hình sự Việt Nam quy định về ” khung hình phạt tội tàng trữ ma túy” như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, luật sư có thể cho tôi biết thêm những thông tin về tội tàng trữ trái phép chất ma túy cũng như khung hình phạt tội tàng trữ ma túy này được không ạ?. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy: là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất kỳ nơi nào như cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người, trong nhà, ngoài vườn, trong các đồ vật, …mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngoài những sản phẩm có sẵn từ thiên nhiên như: thuốc phiện, coca, cần sa, … người ta dựa vào cấu trúc hóa học của những chất có sẵn trong tự nhiên để từ đó bản tổng hợp.
Thông qua thực tiễn cho thấy, người phạm tội có thể tàng trữ trái phép chất ma túy trên xe hay những phương tiện lưu động khác. Ngược lại, có trường hợp chất ma tuý được cất giấu một nơi cố định như nhà riêng, kho … Đây là những nơi cất giấu phổ biến, rải rác ở nhiều nơi nên rất khó cho cơ quan có chức năng tìm kiếm và phát hiện ra những nơi tàng trữ này.
Quy định của pháp luật về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy có các cấu thành sau:
Mặt khách quan của tội phạm
+, Hành vi khách quan: Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người …. Có thể thấy yếu tố quan trọng của việc tàng trữ trái phép chất ma túy đó là không nhằm mục đích mua bán, sản xuất hay vận chuyển ma túy từ nơi này đến nơi khác (thời gian tràng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này).
+ Hậu quả: Đối với tội tàng trữ chất ma tuy trái phép hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc, chỉ cần tội phạm thực hiện hành vi cất giữ trái phép chất ma túy được mô tả trong Điều 249 Bộ luật Hình sự là đã cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Những thiệt hại do hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy). Cũng chính vì vậy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy là loại tội phạm có cấu thành hình thức.
Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt bên trong (mặt chủ quan) phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm.
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là cất giữ, cất dấu chất ma túy – thuộc danh mục hàng cấm tàng trữ, cấm lưu thông. Tức là nhận thức rõ tính chất trái pháp luật của hành vi họ thực hiện nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Mặt chủ thể của tội phạm
Người phạm tội có thể là bất cứ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Trước hết, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng…”
Theo quy định của BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 BLHS năm 2015 và người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tùy theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 249 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Thứ hai, về năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Đây là dấu hiệu quan trọng không thể thiếu được của chủ thể tội phạm. BLHS năm 2015 không quy định thế nào là có năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ xác định nó thông qua quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại. Theo đó, chỉ coi là chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy khi người đó không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 21 BLHS, tức là không bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình.
Mặt khách thể của tội phạm
Khách thể tội tàng trữ trái phép chất ma túy là chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước.
Nhà nước ta thống nhất quản lý chất ma túy theo một chế độ nghiêm ngặt. Do vậy, mọi hành vi vi phạm các quy định về chế độ độc quyền quản lý chất ma túy đều bị coi là tội phạm và bị xử lý nghiêm khắc. Hành vi tự ý tàng trữ chất ma túy đã xâm phạm đến việc quản lý các chất ma túy của Nhà nước.
Khung hình phạt tội tàng trữ ma túy
Mức hình phạt của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015, được chia thành bốn khung cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1).
Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của các tội phạm nêu trên. (Tức có một trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy như nêu ở mặt khách quan).
– Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ năm năm đến mười năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội nhiều lần (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy).
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy).
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy).
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới. Được hiểu là vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Việt Nam qua biên giới một nước khác hoặc ngược lại.
+ Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em (chẳng hạn sử dụng trẻ em vào việc mua bán, vận chuyên chất ma túy hoặc bán ma túy cho trẻ em sử dụng…).
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam.
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam.
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam.
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm ki lôgam.
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam.
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam.
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililit đến dưới hai trăm năm mươi mililit.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy nêu tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điểu 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).
+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy)
– Khung ba (khoản 3).
Mức phạt tù từ mười năm đến mươi lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam (điểm a khoản 3 Điều 249 Bộ luật Hình sự).
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam.
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam.
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam.
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam.
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam.
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililit đến dưới bảy trăm năm mươi mililit.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy nêu tại một trong các điểm từ điểm a đên điểm g khoản 3 Điều 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).
– Khung bốn (khoản 4).
Có mức phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lường từ năm kilôgam trở lên.
+ Hêrôin hoặc côcain có trong lượng môt trăm gam trở lên.
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lảm ki lôgam trở lên.
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên.
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên.
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên.
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).
– Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Ngoài việc chịu một trong các hình phạt như đã nêu ở trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm các tội nêu trên còn có thể bị:
+ Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.
+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khung hình phạt tội tàng trữ ma túy“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty hợp danh; đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, khung hình phạt cao nhất với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là từ 15 – 20 năm tù hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
-Tàng trữ trái phép nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05kg trở lên;
– Tàng trữ trái phép Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100g trở lên;
– Tàng trữ trái phép lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy có khối lượng 75kg trở lên;
– Tàng trữ trái phép quả thuốc phiện khô có khối lượng 600kg trở lên;
– Tàng trữ trái phép quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150kg trở lên;
– Tàng trữ trái phép các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300g trở lên…
Như vậy, có thể thấy, theo quy định hiện hành thì không quy định hình phạt tử hình đối với người phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy mà chỉ quy định mức phạt cao nhất là tù chung thân.
Theo các quy định của pháp luật thì người phạm tội tàng trữ trái phép ma túy sẽ được xem xét cho hưởng án treo khi:
– Bị xử lý hình sự về Tội này theo khung hình phạt thứ nhất có mức phạt tù từ 01 – 05 năm.
– Đồng thời, đáp ứng các điều kiện khác như: Nhân thân tốt, có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội…